“Nước cứng” và “nước mềm” không phải là các khái niệm quá xa lạ nhưng không phải ai cũng biết. Đây là những khái niệm quan trọng bạn cần lưu ý để sử dụng nước an toàn, hiệu quả trong sinh hoạt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự khác biệt giữa nước cứng và nước mềm, cũng như lý do tại sao nên sử dụng nước mềm. Cùng khám phá nhé!
Khái niệm độ cứng của nước
Độ cứng của nước là chỉ số đo lường mức độ các khoáng chất Canxi và Magie có trong nước. Nước tinh khiết hay nước mềm tự nhiên thường không chứa các khoáng chất này. Nó chỉ thành nước cứng khi là nước mưa rơi xuống đất nhiều khoáng chất hoặc nước tiếp xúc với các vật có Canxi và Magie.
Nhiều người thích uống nước cứng hơn bởi nó chứa nhiều khoáng chất và có vị ngon hơn. Tuy nhiên, loại nước này lại khó sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tắm, giặt, nấu ăn,… Nước cứng có thể gây ăn mòn các thiết bị như nồi chảo và các hệ thống dẫn nước. Bên cạnh đó, khi tắm giặt sử dụng xà phòng hay bột giặt sẽ khó tạo bọt nếu sử dụng nước cứng. Và nếu bạn gặp phải tình trạng tóc khô và bết dính sau khi gội đầu, lý do có thể do nước cứng đó.
Phân biệt nước cứng và nước mềm
Mọi người hay nói nên sử dụng nước mềm trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày vì nó có lợi hơn. Bạn có biết sự khác biệt giữa nước cứng và nước mềm không?
Tiêu chí phân biệt | Nước cứng | Nước mềm |
Hàm lượng khoáng chất | Chứa nhiều Canxi, Magie, vôi | Không chứa khoáng chất |
Vị | Vị ngọt | Không có vị hoặc vị đắng |
Mục đích sử dụng | Để uống | Sử dụng trong nấu ăn, tắm giặt |
Hạn chế |
|
– Ít khoáng chất hơn |
Hướng dẫn nhận biết nước cứng và nước mềm
Không cần các cách làm phức tạp, bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem nước bạn sử dụng có phải là nước cứng hay mềm bằng một cách đơn giản và thú vị.
Bạn cần một chai nhựa rỗng và một ít nước rửa chén. Đổ đầy nửa chai rỗng bằng nước từ vòi rồi thêm vài giọt nước rửa chén vào trong chai. Sau đó, hãy lắc đều chai khoẳng 10 giây. Ban đầu, bạn sẽ thấy một số bọt khí xuất hiện. Nếu những bọt khí này tồn tại trong một thời gian dài và không tan ra, đó là dấu hiệu của nước mềm. Tuy nhiên, nếu những bọt khí nhanh chóng tan ra hoặc lắng xuống dưới đáy chai, nước trong chai là nước cứng.
Các cách xử lý nước cứng tại nhà đơn giản
Nước cứng được phân thành hai loại chính là nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu. Để làm mềm nước cứng, chúng ta có thể sử dụng các chất hóa học để giảm nồng độ Canxi, Magie và các khoáng chất khác trong nước. Với 2 loại nước cứng, bạn có thể xử lý như sau:
- Nước cứng tạm thời: Xử lý bằng cách đun sôi hoặc thêm vôi (Canxi hydroxit) vào nước. Quá trình này giúp kết tủa canxi và magie, làm cho chúng kết dính lại với nhau và dễ dàng bị loại bỏ.
- Nước cứng vĩnh cửu: Sử dụng các hệ thống trao đổi ion chuyên dụng có sẵn tại các cửa hàng xử lý nước. Các hạt ion cứng như Canxi, Magie, và các kim loại nặng khác sẽ được hoán đổi với ion natri (Na), tạo thành kết tủa màu trắng. Kết tủa này sau đó được loại bỏ, giúp làm mềm nước và giảm nồng độ khoáng chất.
Ngoài ra, sử dụng máy lọc nước cũng là giải pháp hiệu quả và lâu dài để bạn loại bỏ nước cứng cho cả uống và sinh hoạt. Tốt nhất bạn nên xài máy lọc RO sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Nhớ chọn máy lọc nước công suất lớn nếu bạn sử dụng để lọc cho toàn bộ hệ thống nước của gia đình nhé.
Qua bài viết này, Ánh Dương hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về nước cứng và nước mềm. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với đội ngũ Ánh Dương qua hotline: 0944 724 688 để được hỗ trợ nhanh chóng.