Trang chủ » Tìm hiểu về bồn chứa LPG chứa khí gas công nghiệp hóa lỏng

Tìm hiểu về bồn chứa LPG chứa khí gas công nghiệp hóa lỏng

Bồn chứa LPG là một thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất, cung cấp nguồn khí quan trọng cho nhiều hoạt động kinh doanh. Sự đa dạng và ưu điểm của loại bồn này đã khiến nóngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và hộ gia đình.

Bồn chứa LPG là gì?

LPG là viết tắt của Liquid Petroleum Gas, là một hỗn hợp khí hydrocarbon chủ yếu gồm khí Propane (C3H8) và Butane (C4H10). Khí LPG thường được gọi là khí dầu mỏ hóa lỏng, và tồn tại ở dạng khí dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thường. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và thuận tiện trong việc vận chuyển và sử dụng, LPG thường được nén ở áp suất cao và lưu trữ trong các bồn chứa hoặc bình chứa khí hóa lỏng.

Bồn chứa LPG (bồn chứa gas công nghiệp, bồn chứa khí hóa lỏng, hoặc bồn chứa khí nén) là thiết bị chuyền dùng để chứa khí LPG. Do LPG là một loại môi chất dễ cháy nổ, tính nguy hiểm cao nên yêu cầu công tác vận chuyển, sử dụng phải được kiểm định an toàn nghiêm ngặt. Trong đó, các loại bồn chứa khí hóa lỏng chính là yêu cầu bắt buộc phải có để đảm bảo an toàn lao động theo quy định của Bộ Công thương.

Khí LPG thường được chứa trong bồn chứa khí hóa lỏng
Khí LPG thường được chứa trong bồn chứa khí hóa lỏng

Bồn chứa khí hóa lỏng được chia làm 2 loại chính dựa vào mục đích sử dụng:

  • Bồn chứa đặt nổi.
  • Bồn chứa đặt chìm.
  • Bồn chứa đắp đất.

Ứng dụng của bồn chứa khí lỏng LPG

Bồn chứa gas công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong các ngành nghề như:

  • Được sử dụng trong sản xuất mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, luyện kim, và mạ kẽm. Ngoài ra, chúng cung cấp nhiệt cho chăn nuôi và gia súc trong lĩnh vực nông nghiệp.
  • Cung cấp năng lượng dùng trong quá trình khí trộn, khí đốt, hoặc khí cắt kim loại, cơ khí và nhiều ứng dụng công nghiệp khác như trong ngành hóa chất, máy móc, đóng tàu, điện tử,…
  • Nghiên cứu khoa học.
  • Sản xuất gốm sứ, thủy tinh, gạch men,…
Bồn chứa gas công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau
Bồn chứa gas công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau

Cấu tạo của bồn LPG

Bồn chứa LPG có cấu tạo gồm 4 phần chính là: Thân bồn, nắp bồn, bộ phận thông hơi và chân bồn. Cụ thể hơn cấu tạo của bồn gồm:

  • Thân bồn: Có thiết kế đa dạng như hình trụ tròn, hình vuông, hoặc hình chữ nhật. Ngoài cùng là lớp vỏ bồn, sau đó là lớp chân không nằm ở giữa và cuối cùng là bồn chứa khí gas bên trong. Bề mặt của thân bồn thường được làm từ các vật liệu chịu áp suất cao và có tính cách nhiệt tốt như thép không gỉ hoặc hợp kim nhôm.
  • Nắp bồn: Có nhiều loại nắp bồn khác nhau như nắp mặt sàng dạng phẳng, nắp chỏm cầu và nắp hình nón.
  • Đáy bồn: Cũng có 3 loại là đáy bằng, đáy chỏm cầu và đáy hình nón.
  • Chân bồn: Chân dạng táp chống xoáy, chân tròn hoặc chân chữ L.

Nếu bồn có dung tích lớn sẽ được trang bị thêm cầu thang để dễ lên xuống. Ngoài ra, bồn cũng được trang bị hệ thống các đường ống để nạp khí gas hóa lỏng vào bồn và để xuất lỏng hoặc khí ra theo đường dẫn.

Cấu tạo của bồn LPG
Cấu tạo của bồn LPG

Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với bồn chứa LPG

Bạn có thể tìm hiểu những vấn đề liên quan đến bồn LPG được quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bồn chứa khí hóa lỏng QCVN 02:2020/BCT được Bộ Công thương ban hành. Trong đó, bồn LPG cần phải đạt các tiêu chuẩn chung như sau:

  • Bồn LPG phải được thiết kế, chế tạo, kiểm tra, thử nghiệm và ghi nhãn theo các quy định tại QCVN 02:2020/BCT và các quy định có liên quan.
  • Tất cả các thiết bị và phụ kiện sử dụng trực tiếp với LPG trong bồn chứa phải là loại chuyên dùng cho LPG để đảm bảo tính an toàn và hiệu suất.
  • Bất kỳ bồn chứa nào bị lõm, phình, mài mòn nặng, hoặc ăn mòn quá mức phải ngừng hoạt động ngay lập tức.
  • Việc sửa chữa hoặc cải tạo bồn chứa phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn áp dụng khi chế tạo.
  • Không được lắp đặt các thiết bị như dàn nóng hoặc dàn lạnh bên trong các bồn LPG.
  • Việc kiểm định bồn chứa có thể áp dụng tiêu chuẩn khác khi có đề nghị từ cơ sở sử dụng hoặc cơ sở chế tạo. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia được nêu trong QCVN 02:2020/BCT.
Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với bồn chứa khí LPG được quy định tại QCVN 02:2020/BCT
Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với bồn chứa khí LPG được quy định tại QCVN 02:2020/BCT

Với những chia sẻ trên của Ánh Dương, mong rằng bạn đã hiểu thêm về bồn chứa LPG chứa khí gas công nghiệp khí lỏng và những ứng dụng của nó trong công nghiệp.

Bài viết liên quan

Tháp hấp phụ khí thải giá tốt tại Hà Nội

Khí thải được phát sinh từ các xưởng sản xuất, khí đốt có chứa rất nhiều thành phần độc hại….

Ứng dụng bọc phủ composite trong công nghiệp

Có thể nói bọc phủ composite (frp) được ưa chuộng trong lĩnh vực công nghiệp nhất hiện nay. Bởi nó…

Các loại bồn chứa xăng dầu phổ biến hiện nay

Những nguyên liệu có khả năng gây cháy nổ trong quá trình di chuyển là mối lo ngại lớn cho…