Tháp xử lý khí thải
-
Tháp hấp phụ
Liên hệ -
Tháp hấp thụ
Liên hệ -
Tháp hấp thụ dạng nằm
Liên hệ
Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kéo theo là các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp mọc lên trên khắp cả nước. Đất nước ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường lại càng gây quan ngại, vì khí thải nhà máy nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ra nhiều hệ luỵ khôn lường. Chính vì vậy, tháp xử lý khí thải ra đời như một giải pháp hữu hiệu nhất, giải quyết các vấn đề về môi trường.
Tháp xử lý khí thải là gì?
Tháp xử lý khí thải là một thiết bị vô cùng quan trọng trong quá trình xử lý khí độc hại, bụi bẩn trước khi chúng từ những nhà máy, khu công nghiệp phát tán vào môi trường không khí. Biện pháp này giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ con người.
Ứng dụng của tháp xử lý khí thải
Tháp xử lý khí thải được sử dụng rộng rãi nhất chủ yếu trong các khu công nghiệp và nhà xưởng có quy mô lớn. Công dụng lớn nhất chúng đem lại là ngăn chặn khói bụi, hơi độc hại phân tán ra không khí gây ô nhiễm môi trường.
Chúng thường được sử dụng trong các khu công nghiệp thuộc các lĩnh vực sau đây:
- Sản xuất chế biến thực phẩm
- Nhà máy nhiệt điện
- Khu công nghiệp chế tạo trang thiết bị, đồ dùng
- Nhà máy sử dụng khí đốt
- Công ty sử dụng hoá chất trong công nghiệp chế tạo
Phân loại tháp xử lý khí
Nhìn chung, tháp xử lý khí thải có 2 phương pháp chính là tháp hấp thụ và tháp hấp phụ. Mỗi phương pháp đều có các đặc điểm và tính năng khác nhau.
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
Tháp hấp thụ là loại tháp loại bỏ các chất ô nhiễm của khí thải bằng chất lỏng như các dung dịch NaOH, K2CO3, Na2CO3,… nhờ vào các phản ứng hoá học. Khi khí thải độc hại tiếp xúc với chất lỏng hoá học trên, các vật chất gây ô nhiễm sẽ được giữ lại, thông qua quy trình biến đổi chất, khí sạch sẽ được phân tán ra ngoài môi trường qua đường ống dẫn. Phần cặn ô nhiễm cứng sẽ bị lắng xuống bên dưới và được xử lý định kỳ.
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ
Nhờ hiện tượng hấp phụ, các thành phần gây ô nhiễm có trong không khí sẽ bị giữ lại khi đi qua lớp vật liệu hấp phụ. Không sử dụng dung dịch hoá học như phương pháp hấp thụ, tháp hấp phụ sử dụng nguyên liệu chủ yếu là kaolin hoạt hoá, than hoạt tính, geolit,… Độ dày hay mỏng của lớp vật liệu sẽ phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm của khí. Khi chất hấp phụ không thể hoạt động thêm sau một thời gian dài sử dụng, chúng sẽ bị đổ bỏ cùng rác thải hoặc tái chế lại về chất hấp phụ. Tuy nhiên, khí độc từ quá trình hoàn nguyên thường rất cao gây nguy hiểm cho người thực hiện.
So sánh ưu nhược điểm của tháp hấp thụ và tháp hấp phụ
Nhìn chung cả 2 phương pháp trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên thì chúng cũng có 1 số điểm chung như:
- Nguyên liệu sử dụng đơn giản;
- Không chỉ xử lý thành phần độc hại có trong khí thải mà còn lọc được một lượng bụi lớn;
- Quy trình vận hành của tháp đơn giản, tiêu thụ năng lượng thấp, độ bền cao, tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng;
- Mang lại hiệu suất cao trong việc xử lý khí thải.
Bên cạnh đó, tháp hấp phụ vẫn còn những nhược điểm như:
- Việc lắp đặt cồng kềnh, mất thời gian, tốn diện tích;
- Cần thêm bước lọc bụi trước khi đưa khí vào tháp hấp phụ;
- Không hữu dụng trong việc xử lý các chất ô nhiễm có nồng độ cao.
Giải pháp thiết kế hệ thống xử lý khí thải chuyên nghiệp Ánh Dương
Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành môi trường nói chung và trong lĩnh vực xử lý khí thải nói riêng, Ánh Dương Composite đã và đang được nhiều công ty, xí nghiệp lớn tại Việt Nam cũng như trên thế giới tin tưởng. Chúng tôi chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình tháp xử lý và hệ thống xử lý khí cho nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp,…
Tại bồn composite Ánh Dương, chúng tôi cam kết mang đến chất lượng và dịch vụ không chỉ tốt nhất mà còn tối ưu nhất. Với đội ngũ thi công lành nghề, thiết kế linh hoạt, phù hợp với từng công trình và giá thành đảm bảo cạnh tranh nhất cả nước, chắc chắn sẽ có thể làm hài lòng cả khách hàng khó tính nhất.
Liên hệ ngay hotline 0944.724.688 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí về sản phẩm tháp xử lý khí thải và nhiều loại sản phẩm khác từ composite (FRP).