Trang chủ » Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam và biện pháp xử lý hiệu quả

Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam và biện pháp xử lý hiệu quả

Không thể phủ nhận những tiện ích mà nhựa đem lại cũng như mức giá thành cực tiết kiệm, các sản phẩm làm từ nhựa được sử dụng phổ biến hàng ngày. Tuy nhiên, các sản phẩm này đang xả thải ra môi trường một lượng rác thải rất lớn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Lúc này, các giải pháp xử lý rác thải nhựa lại cần được thực hiện chặt chẽ hơn bao giờ hết.

Rác thải nhựa là gì?

Nhựa là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày để sản xuất đồ dùng, bao bì, đồ chơi, thiết bị điện tử, và nhiều sản phẩm khác. Vật liệu này dù tiện lợi nhưng thải ra môi trường một lượng rác thải rất lớn. Rác thải nhựa bao gồm các sản phẩm và mảnh vụn nhựa đã qua sử dụng và bị vứt bỏ mà không có quá trình tái chế hoặc xử lý hiệu quả.

Rác thải từ nhựa đã qua sử dụng hoặc không còn được ứng dụng
Rác thải từ nhựa đã qua sử dụng hoặc không còn được ứng dụng

Điểm đặc trưng của loại rác thải này là không phân hủy tự nhiên trong môi trường hoặc mất rất lâu để phân hủy. Do đó, chúng có thể tồn tại trong thiên nhiên tới hàng ngàn năm và tạo ra các bãi rác thải nhựa lớn trên toàn cầu. Rác từ nhựa khi không được xử lý sẽ gây ra nhiều vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, gây ô nhiễm, nhiễm độc cho động và thực vật, hủy hoại các hệ thống sinh thái, và tạo ra các đám cháy và khí thải có hại khi gặp hỏa hoạn.

Các nguồn xả thải rác thải nhựa phổ biến

Nguồn xả thải rác thải từ các sản phẩm nhựa đa dạng từ các hoạt động sinh hoạt đến sản xuất, du lịch,… Cụ thể là:

  • Từ sinh hoạt: Các túi nilon, chai nhựa, thùng nhừa, ống hút nhựa,… mà các hộ gia đình sử dụng hàng ngày.
  • Từ quá trình sản xuất và thi công tại các nhà máy, xí nghiệp, và khu công nghiệp.
  • Từ các hoạt động du lịch, dịch vụ bán đồ ăn: cốc, chai, hộp, thìa nhựa dùng một lần,…
  • Các sản phẩm y tế như kim tiêm, gang tay, chai, lọ thuốc,…
Các nguồn xả thải rác nhựa đa dạng từ sinh hoạt, du lịch dịch vụ,...
Các nguồn xả thải rác nhựa đa dạng từ sinh hoạt, du lịch dịch vụ,…

Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến môi trường

Tính chất khó phân hủy của rác thải làm từ nhựa khiến cho chúng có thể tồn tại đến cả hàng trăm năm sau khi thải ra môi trường. Chúng không chỉ làm ô nhiễm môi trường đất mà còn làm thay đổi tính chất vật lý của đất, khiến đất kém phì nhiêu.

Ngoài ra, nếu rác thải từ nhựa xả ra ngoài đại dương sẽ gây ảnh hưởng đến các loài thủy sản và thực vật biển. Có thể bạn đã nhìn thấy hình ảnh những chú rùa liên tục được người dân giải cứu khỏi các tình cảnh “éo le” như: mắc ống hút nhựa vào mũi, nuốt phải bao nylon dài 30cm,… Vấn nạn xả thải rác nhựa đã gây suy giảm đa dạng sinh học và thay đổi cấu trúc cũng như thành phần của hệ sinh thái biển.

Chú rùa nuốt phải nylon
Chú rùa nuốt phải nylon

Không chỉ vậy, những hạt nhựa nhỏ có trong nước, đất, và thức ăn cũng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho con người. Chúng có khả năng xâm nhập vào nguồn nước và thức ăn, gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm như sự mất cân bằng hoocmon, các vấn đề về thần kinh, và về hệ hô hấp.

Bên cạnh đó, việc đốt cháy rác thải từ nhựa tạo ra khí thải chứa các chất độc hại như dioxin và furan, gây nguy cơ ngộ độc và ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, thậm chí gây ung thư. Sử dụng túi nylon để đựng đồ ăn nóng cũng có thể làm sản sinh nhiều chất độc hại đối với sức khỏe con người.

Khí đốt rác nhựa chứa nhiều chất độc hại
Khí đốt rác nhựa chứa nhiều chất độc hại

Thực trạng xả thải và xử lý rác thải nhựa 2023

Không chỉ tại Việt Nam mà cả trên thế giới, người dân đang lạm dụng những vật phẩm làm từ nhựa bởi tính tiện ích và chi phí rẻ. Để rồi để lại hậu quả khôn lường cho môi trường và thế hệ sau này.

Trên thế giới

Mỗi năm, trên khắp thế giới sản xuất tới hơn 400 triệu tấn nhựa, trong đó một nửa được sản xuất chỉ để sử dụng một lần. Chỉ có dưới 10% trong số này được tái chế, đồng nghĩa hàng triệu tấn rác thải nhựa được tạo ra và đổ ra môi trường mỗi năm. Nơi xả rác thải chủ yếu là các hồ, sông, và biển, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước.

Dựa trên những con số thống kê này, ước tính mỗi người trên hành tinh tiêu thụ hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm và sự thực là con số này còn lớn hơn nếu tính đến việc hít phải hạt nhựa nhỏ trong không khí. Tác động của rác thải từ nhựa lan rộng từ đỉnh núi đến đáy đại dương, tạo ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng trong hệ sinh thái toàn cầu.

Thực trạng xả thải rác nhựa trên thế giới
Thực trạng xả thải rác nhựa trên thế giới

Năm 2023, Ngày Môi trường Thế giới đã được tổ chức với chủ đề SOLUTIONS TO PLASTIC POLLUTION và khẩu hiệu “Beat Plastic Pollution” – một chiến dịch quy mô toàn cầu nhằm đối phó với vấn nạn ô nhiễm nhựa. Đây như một dấu mốc quan trọng trong nỗ lực toàn cầu để giải quyết tình trạng ô nhiễm nhựa và bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Ở Việt Nam

Trong tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam” diễn ra gần đây, PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, đã cảnh báo về tình hình ô nhiễm nhựa tại Việt Nam.

Ông cho biết rằng hàng năm, nước ta thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, với hơn 30 tỷ túi nilon, trong đó có tới 80% số túi nilon này chỉ sử dụng một lần trước khi bị thải bỏ. Việt Nam xếp thứ 4 trên toàn cầu về lượng rác thải nhựa, với mức từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn mỗi năm, chiếm tỷ lệ tương đương 6% tổng lượng rác thải từ nhựa xuống biển trên toàn thế giới.

Người Việt Nam thường lạm dụng sản phẩm nhựa trong cuộc sống hàng ngày
Người Việt Nam thường lạm dụng sản phẩm nhựa trong cuộc sống hàng ngày

Người Việt Nam thường lạm dụng sản phẩm nhựa trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như thìa, ly, cốc, bát, và nhiều vật dụng khác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Đặc biệt, tại các cửa hàng đồ ăn và sự kiện, việc sử dụng đồ nhựa rất phổ biến. Thay vì mang đồ để đựng thức ăn về, nhà hàng thường đóng gói bằng hộp xốp hoặc hộp nhựa và tính thêm phí từ 5.000 đến 10.000 đồng cho mỗi khách. Đây chỉ là một trong nhiều lý do mà hàng năm có khoảng 350 triệu tấn nhựa được sản xuất và 1,8 triệu tấn rác xả thải ra môi trường.

Đề xuất giải pháp xử lý rác thải nhựa hiệu quả

Rác thải từ các sản phẩm nhựa luôn là vấn đề “nóng” trên toàn cầu, đòi hỏi cần có các giải pháp xử lý bền vững để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Giải pháp bền vững nhất là thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của con người. Chúng ta cần giảm sử dụng sản phẩm nhựa, sử dụng đồ tái chế và thực hiện các biện pháp thu gom, phân loại, và xử lý rác thải một cách bền vững.

Ngoài ra, cần thực hiện phân loại rác tại nguồn một cách chính xác để tiết kiệm tài nguyên. Có 3 loại rác chính cần phân loại là rác vô cơ (tái sử dụng được), rác hữu cơ và chất thải còn lại.

Cần phân loại rác để tiết kiệm tài nguyên xử lý rác thải
Cần phân loại rác để tiết kiệm tài nguyên xử lý rác thải

Một cách xử lý mà không “xử lý” rác thải từ nhựa là tái sử dụng. Biện pháp này giúp tận dụng rác thải nhựa để sản xuất lại các sản phẩm mới có ích.

Giải pháp cuối cùng là sử dụng nhiệt độ cao để phân hủy rác. Phương pháp này có khả năng biến rác thành các dạng khí, tro, và tro bay, giúp giảm tải cho các khu vực chôn lấp rác. Tuy nhiên, đòi hỏi đầu tư lớn và chi phí vận hành khá cao nên phức tạp đối với các quốc gia có nguồn lực kinh tế hạn hẹp.

Hy vọng rằng qua bài viết trên, Ánh Dương đã giúp bạn hiểu hơn về rác thải nhựa, thực trạng và tác hại của nó. Nâng cao nhận thức và cùng chung tay hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa để bảo vệ hành tinh xanh bạn nhé!

Bài viết liên quan

Cách hoạt động của tháp hấp thụ Scrubber

Tháp hấp thụ Scrubber là một thành phần quan trọng trong việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm. Thiết…

Bể composite là gì và những ứng dụng trong đời sống

Bể composite được sử dụng khá phổ biến cho rất nhiều công trình từ công nghiệp tới dân dụng. Từ…

Tháp hấp thụ xử lý khí thải công nghiệp ưa chuộng năm 2024

Ngày nay việc sử dụng các thiết bị để xử lý khí thải đã là một phần quan trọng trong…