Trang chủ » Tháp hấp thụ: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Tháp hấp thụ: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Vấn đề ô nhiễm môi trường do bụi gây ra được quan tâm đặc biệt. Nhất là trong thời đại các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Sau đây Ánh Dương xin giới thiệu tới các bạn về thiết bị tháp hấp thụ được sử dụng trong lọc bụi công nghiệp.

Chúng tôi chuyên nhận thi công, lắp đặt các công nghệ xử lý bụi công nghiệp. Với những công nghệ tiên tiến, chất lượng xử lý đạt đủ tiêu chuẩn. Đặc biệt là giá thành hợp lý phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng.

1. Tháp hấp thụ là gì?

Tháp hấp thụ (Scrubber) là một hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, sử dụng chất lỏng (dung dịch hấp thụ) để loại bỏ các chất ô nhiễm dạng khí (như bụi, SO₂, NOx, hơi axit, hơi kiềm…) từ dòng khí thải.

Tháp hấp thụ thực chất là một thiết bị xử lý khí thải bằng cách sử dụng các chất lỏng để loại bỏ cách chất ô nhiễm có trong khí thải. Trong tháp thì dòng khí chứa chất ô nhiễm sẽ đi từ dưới lên trên, còn phần dung dịch hấp thụ được phun từ trên xuống.

Khi khí thải được tiếp xúc với dung dịch hấp thụ thì các chất ô nhiễm sẽ bị giữ lại ở dạng rắn. Còn phần chất sẽ bị không khí cuốn trôi xuống đáy tháp và được xả định kỳ.

1.1. Cấu tạo của tháp hấp thụ

Cấu tạo cơ bản:

Một tháp hấp thụ thường bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Thân tháp: Thường có dạng hình trụ đứng, làm bằng vật liệu chịu ăn mòn (nhựa PP, PVC, FRP, inox…).
  • Hệ thống phun chất lỏng: Bao gồm bơm, đường ống và các béc phun để phân tán đều chất lỏng hấp thụ trong tháp.
  • Vật liệu đệm (tùy loại tháp): Các vật liệu có bề mặt tiếp xúc lớn (như vòng đệm, yên ngựa…) để tăng cường sự tiếp xúc giữa khí và lỏng.
  • Bồn chứa dung dịch hấp thụ: Nằm ở đáy tháp để chứa và tuần hoàn dung dịch.
  • Màng tách ẩm: Ở phía trên để loại bỏ các giọt chất lỏng bị cuốn theo dòng khí sạch.
  • Cửa khí vào và ra.

Các loại tháp hấp thụ phổ biến:

  • Tháp đệm (Packed Tower): Sử dụng lớp vật liệu đệm để tăng diện tích tiếp xúc.
  • Tháp phun (Spray Tower): Chất lỏng được phun thành các giọt nhỏ để hấp thụ khí.
  • Tháp sủi bọt (Bubble Cap Tower): Khí đi qua các lớp chất lỏng trên các đĩa có chụp sủi bọt.
  • Tháp Venturi (Venturi Scrubber): Sử dụng tốc độ cao của khí để trộn lẫn với chất lỏng.

1.2. Nguyên lý hoạt động của tháp hấp thụ

Nguyên tắc hoạt động của tháp hấp thụ khá đơn giản bằng cách như sau:

  • Đưa dòng khí chứa bụi đi qua một lớp dung dịch hấp thụ chuyên dùng. Dung dịch này thường là hóa chất đặc biệt hoặc nước. Chúng có khả năng giữ lại được các hạt bụi nhỏ li ti thậm chí là siêu nhỏ. Cùng với đó là khả năng hấp thụ các chất độc hại trong khí thải.
  • Tiếp đó khi tiếp xúc với các dung dịch thì chất độc hại, bụi sẽ bị giữ lại. Chúng sẽ bị rơi xuống dưới đáy tháp và tách khỏi dòng khí.
  • Cuối cùng dòng khí sạch thoát ra khỏi tháp đạt hiệu suất làm sạch lên đến 99%.

2. Ưu điểm và nhược điểm của tháp hấp thụ

Tháp hấp thụ là một công nghệ xử lý khí thải phổ biến mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên nó cũng đi kèm một số hạn chế nhất định. Cụ thể:

2.1. Ưu điểm

Sau đây là một số những ưu điểm của sản phẩm:

  • Hoạt động đơn giản và giúp tiết kiệm năng lượng: Thiết kế của tháp hấp thụ tương đối đơn giản. Bởi nó không cần nhiều thiết bị quá phức tạp, tiêu thụ ít năng lượng và dễ vận hành.
  • Hiệu quả loại bỏ ô nhiễm hiệu quả: Tháp hấp thụ có khả năng loại bỏ hiệu quả các chất ô nhiễm như các chất độc hại, bụi có trong khí thải.
  • Dễ dàng bảo trì: Việc bảo dưỡng của tháp có thể thực hiện thường xuyên vì nó khá đơn giản. Qua đó giúp duy trì hiệu quả hoạt động trong thời gian dài.

2.2. Hạn chế của tháp hấp thụ

  • Có chi phí đầu tư cao: Việc lắp đặt và xây dựng tháp hấp thụ đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu khá lớn. Bởi nó bao gồm cả chi phí cho nhân công và vật liệu.
  • Yêu cầu nhiều diện tích: Tháp hấp thụ thường có kích thước khá lớn. Vậy nên cần có không gian rộng để xây dựng. Điều này cũng có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm địa điểm xây dựng.
  • Cần có chất hấp thụ: Tháp hấp thụ bắt buộc phải sử dụng chất hấp thụ. Nhằm để tách các chất ô nhiễm ra khỏi khí thải. Ngoài ra việc cung cấp và thay thế chất hấp thụ có thể gây tốn kém và các vấn đề khác cho môi trường.

3. Ứng dụng của tháp hấp thụ

Sau đây là một số ứng dụng của tháp hấp thụ trong đời sống:

  • Xử lý các khí như HCl, CL2, SOx,…
  • Xử lý các khí thải ô nhiễm khác nhau.
  • Tháp hấp thụ có thể xử lý hiệu quả được các loại khí thải ở áp suất và nhiệt độ khác nhau. Chẳng hạn như khí, bụi, hơi và các loại khí có tính ăn mòn cao.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tháp hấp thụ khí thải:

1. Tháp hấp thụ khí thải là gì?

  • Tháp hấp thụ là một thiết bị được sử dụng để loại bỏ một hoặc nhiều chất ô nhiễm dạng khí từ dòng khí thải bằng cách cho nó tiếp xúc với một chất lỏng hấp thụ. Chất lỏng này sẽ hòa tan hoặc phản ứng hóa học với các chất ô nhiễm, giữ chúng lại và cho ra dòng khí sạch hơn.

2. Tháp hấp thụ hoạt động như thế nào?

  • Dòng khí thải đi vào tháp, thường là từ dưới lên.
  • Chất lỏng hấp thụ được phun từ trên xuống hoặc chảy theo màng trên các vật liệu đệm bên trong tháp.
  • Khi khí thải tiếp xúc với chất lỏng, các chất ô nhiễm hòa tan hoặc phản ứng với chất lỏng.
  • Khí sạch hơn thoát ra ở đỉnh tháp, và chất lỏng đã hấp thụ chất ô nhiễm được thu gom ở đáy tháp để xử lý tiếp.

3. Các loại tháp hấp thụ khí thải phổ biến là gì?

  • Tháp đệm (Packed Tower)
  • Tháp phun (Spray Tower)
  • Tháp sủi bọt (Bubble Cap Tower)
  • Tháp Venturi (Venturi Scrubber)

4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ của tháp?

  • Loại và nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải.
  • Loại và lưu lượng chất lỏng hấp thụ.
  • Diện tích bề mặt tiếp xúc giữa khí và lỏng.
  • Thời gian tiếp xúc giữa khí và lỏng.
  • Nhiệt độ và áp suất của hệ thống.

5. Chất lỏng hấp thụ thường được sử dụng là gì?

  • Nước
  • Dung dịch kiềm (ví dụ: NaOH, Ca(OH)₂) để hấp thụ khí axit (ví dụ: SO₂, HCl).
  • Dung dịch axit (ví dụ: H₂SO₄) để hấp thụ khí bazơ (ví dụ: NH₃).
  • Các dung môi hữu cơ đặc biệt cho một số chất ô nhiễm cụ thể.

6. Ưu điểm của việc sử dụng tháp hấp thụ khí thải là gì?

  • Hiệu quả loại bỏ cao đối với nhiều loại chất ô nhiễm.
  • Có thể xử lý dòng khí thải có nhiệt độ cao.
  • Có khả năng thu hồi các chất ô nhiễm có giá trị (trong một số trường hợp).

7. Nhược điểm của việc sử dụng tháp hấp thụ khí thải là gì?

  • Tạo ra dòng chất lỏng thải cần được xử lý.
  • Chi phí đầu tư và vận hành có thể cao.
  • Có thể gây ăn mòn thiết bị nếu không lựa chọn vật liệu phù hợp.

8. Tháp hấp thụ khí thải được ứng dụng trong những ngành công nghiệp nào?

  • Nhà máy điện
  • Nhà máy hóa chất
  • Nhà máy xi măng
  • Ngành luyện kim
  • Xử lý nước thải (khử mùi)
  • Nhiều ngành công nghiệp khác có phát sinh khí thải ô nhiễm.

5. Ánh Dương – Đơn vị cung cấp tháp hấp thụ chất lượng uy tín

Ánh Dương tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ môi trường. Chúng tôi đã phục vụ hàng nghìn dự án phục vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước và cộng đồng. AnhDuong luôn sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng, thiết kế các hệ thống xử lý khí thải bảo vệ môi trường.

Định hướng phát triển của Công ty Ánh Dương là lấy chất lượng sản phẩm làm tiêu chí để phát triển và hành động. Tất cả các dự án mà chúng tôi đã thực hiện đảm bảo các tiêu chuẩn như:

  • Công nghệ thân thiện với môi trường.
  • Tiêu chuẩn xả thải.
  • Thuận lợi trong công tác vận hành.
  • Giá cả đầu tư hợp lý.
  • Có tính thẩm mỹ và hoạt động ổn định lâu dài có tuổi thọ cao.

Bạn đang tìm kiếm một đơn vị gia công, thiết kế và lắp đặt tháp hấp thụ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0944 724 688. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn các loại tháp hấp thụ. Đồng thời báo giá nhanh chóng và hỗ trợ để bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.

Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương
Địa chỉ văn phòng: 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng sản xuất: Cầu Tây, Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội.
Hotline: 0944.724.688

Bài viết liên quan

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho nhà máy nhiệt điện, xi măng trước 31/12

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng các bộ…

Gia công tháp hấp thụ xử lý khí thải công nghiệp Scrubber, CO₂

Trong quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khí thải được tạo ra với…

Tháp Hấp Thụ Bằng Nước

Tháp hấp thụ bằng nước (còn gọi chung là tháp hấp thụ khí thải) là một trong những thiết bị…