Xử lý khí thải là quá trình ngăn chặn, kiểm soát các thành phần ô nhiễm tiếp xúc với môi trường. Dựa vào các đặc tính, nồng độ ô nhiễm mà bạn có thể lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. Trong thực trạng của môi trường hiện tại việc xử lý khí thải có vai trò quan trọng với nhiều lĩnh vực để cải tiến chất lượng của môi trường.
1. Tại sao nhà máy cần phải xử lý khí thải?
Theo như chủ trương của nhà nước thì bảo vệ môi trường chính là yếu tố để phát triển môi trường bền vững. Các khí thải, bụi từ nhà máy chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm. Vậy nên nếu như không có giải pháp xử lý triệt để sẽ khiến chúng phát tán vào không khí. Sẽ dẫn đến gây hại nghiêm trọng tới môi trường xung quanh. Cụ thể sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái, khí hậu biến đổi thất thường và dịch bệnh nguy hiểm.
Như nghị định số 155/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp sẽ bị phạt hoặc đình chỉ theo mức độ vi phạm môi trường. Vậy nên nếu doanh nghiệp không xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất. Do đó việc đầu tư hệ thống xử lý khí thải là điều các tổ chức cần thực hiện.
2. Các thành phần có trong khí thải
Về cơ bản khí thải môi trường chủ yếu phát sinh ra từ quá trình sản xuất công nghiệp. Chẳng hạn như lò đốt, hóa chất, giấy, giao thông vận tải, nhiệt điện, xây dựng, xi măng,… Những lĩnh vực này có thể phát sinh ra một số thành phần ô nhiễm như:
- Các loại bụi như bụi tro, bụi than, bụi PM,…
- Dạng khí như CO, HCN, hợp chất chứa kim loại nặng, lưu huỳnh, nitơ oxit,…
3. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý khí thải phù hợp
Ánh Dương chuyên thiết kế, tư vấn, lắp đặt và thi công hệ thống xử lý khí thải uy tín và chuyên nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm các kỹ sư của chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên tắc quan trọng. Để từ đó giúp các doanh nghiệp lựa chọn ra những công nghệ xử lý phù hợp nhất như sau:
3.1. Dựa theo quy mô sản xuất cụ thể
Xử lý khí thải công nghiệp thường được chia thành 3 nhóm là:
3.1.1. Quy mô lớn
Các công ty doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước thường hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau với quy mô lớn. Ánh Dương đã hỗ trợ các doanh nghiệp điển hình trong lĩnh vực dầu khí, khai thác than khoáng sản và điện tử trong nhóm này.
Nhiều tập đoàn đã mạnh dạn đầu tư để thay đổi các phương thức sản xuất tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan tới môi trường. Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế tuần hòa sẽ ưu tiên hơn các công nghệ thân thiện với môi trường. Bằng cách thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nguồn năng lượng sạch đã góp phần giảm lượng khí thải và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
3.1.2. Doanh nghiệp quy mô trung bình
Nhóm này thường tập trung vào các lĩnh vực như hóa chất, dệt nhuộm, xi măng, cơ khí,… với tần suất dày đặc. Nhóm doanh nghiệp ở mức trung bình thường có mức phát thải tương đối lớn. Vậy nên nguồn thải thường được kiểm soát được lắp đặt ở mức yêu cầu.
3.1.3. Nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ
Với quá trình hoạt động manh mún, phân bổ tại nhiều khu dân cư. Điều đó khiến nhiều khu vực trở thành điểm nhạy cảm của vấn đề ô nhiễm môi trường. Do đặc thù với điều kiện tài chính eo hẹp nên cơ sở không nên thiết kế hệ thống xử lý khí thải quá lớn. Bởi điều đó sẽ ảnh hưởng tới nguồn lực bảo trì, vận hành và sửa chữa định kỳ.
3.2. Dựa theo đặc trưng của nguồn thải
Để xử lý khí thải công nghiệp cần phải xét theo nồng độ và thành phần ô nhiễm. Điều đó sẽ càng trở nên khó khăn hơn với những nguồn thải đa dạng khiến môi trường dễ bị ô nhiễm.
Nhiều doanh nghiệp đã phải bắt buộc lắp hệ thống quan trắc tự động. Để qua đây liên tục theo dõi và đo chỉ tiêu khí thải như COx, H2S, HNO3, ion kim loại,…
Công nghiệp nặng như xử lý khí thải của hóa chất, xi măng, cơ khí thời gian thường gặp nhiều khó khăn và loại bỏ các thành phần độc hại hơn các ngành khác. Nếu nguồn thải có chứa nhiều bụi, có thể cần đến thiết bị xử lý như venture, cyclone, tháp xử lý ướt.
Nếu nguồn thải có chứa nhiều SOx, COx có thể sẽ sử dụng những giải pháp xúc tác quang, tháp hấp phụ bằng nước, tháp hấp thụ, dung dịch như than hoạt tính.
Đối với việc xử lý khí thải H2S thì phương án được cho là tốt nhất là sử dụng tháp hấp thụ bằng các chất như NaOH, K3PO4,…
3.3. Dựa theo nhu cầu tài chính
Nếu như có đủ chi phí các doanh nghiệp có thể lựa chọn những thiết bị, công nghệ đáp ứng theo yêu cầu. Hoặc tự động thay đổi quy trình sản xuất để thân thiện với môi trường hơn.
Tuy nhiên, hiện nay phần lớn doanh nghiệp nhỏ không có khả năng đầu tư công nghệ cao. Mà thực tế phần lớn ô nhiễm lại bắt đầu từ những doanh nghiệp nhỏ. Vì thế tất cả công ty, cơ sở sản xuất đều cần xử lý khí thải lựa chọn giải pháp phù hợp. Nhờ đó mà bảo vệ sức khỏe, tương lai của cả bản thân, xã hội và môi trường xung quanh.
Nếu như bạn có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ lắp đặt hệ thống xử lý khí thải hãy liên hệ ngay hotline 0944 724 688 hoặc website Boncomposite.com. Đội ngũ kỹ sư của Ánh Dương sẽ hỗ trợ bạn xử lý trong thời gian sớm nhất.