Nước thải từ những xí nghiệp, nhà máy khi không qua xử lý khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật. Ngày nay trước bối cảnh ô nhiễm đang ở mức báo động, hệ thống xử lý nước thải nhà máy và các khu công nghiệp cần được khẩn trương áp dụng. Tìm hiểu thêm cùng với Ánh Dương về hệ thống xử lý nước thải trong bài viết sau đây.
1. Đặc thù của nước thải nhà máy và công nghiệp
Nước thải nhà máy, công nghiệp được sinh ra trong quá trình sản xuất. Hoặc phục vụ cho sản xuất chẳng hạn như vệ sinh kho xưởng, máy móc, lau chùi hoặc các hoạt động sinh hoạt của công nhân. Đúng như tên gọi nước thải được tạo ra hoặc bị đào thải từ dây chuyền sản xuất và nó còn giá trị.
Thành phần của nước thải của nhà máy cũng rất đa dạng và chịu tác động bởi loại hình sản xuất và công nghệ được áp dụng. Thông thường phần lớn nước thải nhà máy đều có chứa ion kim loại nặng, chất rắn, photpho, nito,…
1.1. Phân loại nước thải trong công nghiệp
Hiện nay nước thải nhà máy và công nghiệp được chia thành hai loại chính như sau:
- Nước thải bẩn: Được phát sinh ra từ những hoạt động như rửa máy móc, sản xuất sản phẩm, quá trình sinh hoạt của công nhân,…
- Nước thải không bẩn: Thải ra trong quá trình làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong trạm làm lạnh và ngưng tụ hơi nước.
1.2. Các ngành có thể sản sinh ra nước thải
Những nguồn phát sinh nước thải nhà máy có thể đến từ những ngành công nghiệp như sau:
- Đơn vị sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Nhà máy sản xuất và tái chế giấy.
- Dịch vụ rửa xe.
- Nhà máy dệt nhuộm vải.
- Cơ sở sản xuất phun sơn.
- Nhà máy mạ kẽm, mạ crom.
- Các công ty chế biến, sản xuất gang thép.
- Đơn vị sản xuất dược phẩm hoặc hóa chất.
- Trạm trộn bê tông,…
2. Nguy hại từ nước thải nhà máy và khu công nghiệp tới môi trường
Nguồn nước thải trong xí nghiệp, nhà máy khi xả thẳng ra môi trường không quá xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn. Chẳng hạn như tới các loài động vật sinh sống dưới nước và sức khỏe của người dân xung quanh khu vực.
Không những vậy khi nước bị ô nhiễm thấm vào đất sẽ mang nhiều chất hữu cơ, vô cơ có hại. Chúng ảnh hưởng tới mùa màng và cây cối. Đồng thời chất lượng không khí cũng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng do vòng tuần hoàn tự nhiên của nước. Chất độc theo hơi nước cũng hòa vào không khí khiến cho mật độ bụi bẩn tăng lên cao.
Đây đều là những nguy cơ tiềm ẩn các bệnh về đường ruột, hô hấp, da,… cho con người và động vật. Vì vậy các biện pháp để xử lý nước thải cho khu công nghiệp đang được quan tâm chú trọng xây dựng. Qua đó giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động nghiêm trọng như hiện nay.
3. Hệ thống xử lý nước thải nhà máy và các khu công nghiệp là gì?
Hệ thống xử lý nước thải là một hệ thống được tạo ra từ một công nghệ đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải. Việc xử lý nước thải nhà máy hiếm khi là quá trình tĩnh. Và được thiết kế đạt tiêu chuẩn để đáp ứng những nhu cầu về xử lý nước thải.
Bên cạnh đó một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả được thiết kế tốt sẽ có thể xử lý:
- Điều chỉnh được khối lượng hóa chất cần thiết.
- Giúp thay đổi trong dòng chảy và ô nhiễm.
- Thay đổi có thể xảy ra để nước thải đầu ra.
4. Các hệ thống xử lý nước thải phổ biến hiện nay
Trên thực tế có nhiều công nghệ khác nhau được áp dụng để xử lý nước thải. Tuy nhiên 4 giải pháp dưới đây là nổi bật hơn cả bởi mang tính hiệu quả và tốc độ xử lý cao. Cụ thể:
4.1. Công nghệ sinh học
Đây là công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy hiệu quả, chúng hoạt động nhờ vào các vi sinh vật có sẵn trong nước. Cụ thể công nghệ này sử dụng hoạt động sống của các vi sinh vật có trong nước thải để xử lý. Đồng thời chuyển hóa các chất ô nhiễm xuống mức quy định.
4.2. Hệ thống xử lý nước thải hóa lý
Cho dù đã xuất hiện từ lâu nhưng đây vẫn được đánh giá là công nghệ xử lý nước thải cho nhà máy hiệu quả. Phương pháp có cơ chế hoạt động là đưa nước thải phản ứng với chất nào đó. Chúng sẽ xuất hiện phản ứng với các tạp chất bẩn trong nước thải. Kết quả sẽ thu về phản ứng kết tủa và loại ra khỏi nước bằng cách lắng cặn.
4.3. Công nghệ tái sử dụng nước thải
Nó được áp dụng phổ biến và dựa trên nguyên lý công nghệ lọc màng. Qua đó xử lý để tái sử dụng lại nước thải vào các hoạt động công nghiệp, tưới tiêu, duy trì dòng chảy, tẩy rửa,…
5. Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải nhà máy và khu công nghiệp
Quy trình xử lý nước thải qua các giai đoạn và qua các bộ phận khác nhau:
- Song chắn rác để giữ lại rác, chất rắn.
- Bể thu gom có tác dụng lưu trữ nước thải.
- Lọc rác tinh lọc lại rác nhỏ.
- Bể tách dầu mỡ tách mỡ và dầu ra khỏi nước.
- Bể điều hòa có công dụng điều hòa nguồn nước.
- Bể SBR nước thải được xử lý thành nhiều giai đoạn nhỏ để cho ra nước trong.
- Bể khử trùng nước thải trước khi xả ra môi trường.
- Bể chứa bùn lưu lại lượng bùn.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp xử lý nước thải hiệu quả trong công nghiệp, Ánh Dương cam kết mang lại dịch vụ chất lượng và giá cả hợp lý trên thị trường. Đảm bảo tiến độ, sự an toàn, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Liên hệ ngay hotline của chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn bạn nhé!