Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý đúng quy định sẽ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước hàng đầu hiện nay. Vậy, nó sinh hoạt chứa những thành phần gì, tính chất, tác hại và cách xử lý ra sao? Hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây với Ánh Dương.
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt được tạo ra từ các hoạt động hàng ngày của con người như nấu ăn, giặt giũ và sinh hoạt. Nó thường chứa các chất bẩn độc hại, hóa chất, virus, vi khuẩn và các tạp chất hữu cơ.
Nếu không được xử lý đúng cách thông qua hệ thống xử lý tiêu chuẩn, nước thải sinh hoạt có thể gây hại cho sức khỏe con người và gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh.
Tìm hiểu thành phần của nước thải sinh hoạt
Thành phần, lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào nguồn phát thải. Tuy nhiên, đặc điểm chung bao gồm:
- Có màu đen hoặc nâu, mùi đa dạng, độ đục càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nghiêm trọng.
- Chiếm trên 52% là chất hữu cơ và 48% là chất vô cơ.
- Các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, một phần vi khuẩn không hại.
- Có hàm lượng các chất dinh dưỡng như BOD, Nitơ, Photpho.
- Các chất hữu cơ khó phân hủy.
Các tính chất đặc điểm của nước thải sinh hoạt
Đặc điểm tính chất hoá học
- Độ pH: Chỉ số pH của nước thải mang ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lý. Dựa vào giá trị pH mà người ta có thể đưa ra đâu là phương án thích hợp nhất để điều chỉnh lượng hóa chất sao cho phù hợp để sử dụng trong quá trình xử lý nước thải.
- Chỉ số DO: Đây là tỷ lệ phần trăm oxy hòa tan trong nước, dùng để duy trì sự sống cho các loại vi sinh vật có trong nước thải. Trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, oxy sẽ được sử dụng nhiều cho quá trình hóa sinh, từ đó gây ra tình trạng oxy ở mức nghiêm trọng.
- Chỉ số BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa): Là tỷ lệ oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật phân huỷ và sản sinh khí. Chỉ số này được gọi là quá trình oxy hóa sinh học.
- Chỉ số COD (Nhu cầu oxy hóa học): Đây là số lượng oxy cần thiết để thực hiện quá trình oxy hóa, các chất hữu cơ có ở trong nước sẽ biến đổi thành CO2 và H20 nhờ vào quá trình oxy hóa mạnh.
Đặc điểm tính chất sinh học
Nước thải sinh hoạt bao gồm tập hợp những vi sinh vật như vi khuẩn, virus, tảo và nấm men… có hại cho con người.
Đặc điểm của tính chất vật lý
- Nhiệt độ: Phụ thuộc vào khí hậu, môi trường sống, thời tiết.
- Màu sắc: thường có màu nâu hoặc đen.
- Độ đục: Do các hạt lơ lửng cùng những chất hữu cơ phân hủy tạo ra. Nước càng đục thì có nghĩa là nguồn nước càng bẩn.
- Mùi vị: Tùy vào khối lượng và đặc điểm mà mùi nước thải ở mỗi khu vực sẽ khác nhau.
Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến môi trường
Nước thải sinh hoạt khi chưa qua xử lý mà xả trực tiếp ra bên ngoài môi trường sẽ gây ra những tác hại vô cùng nghiêm trọng đến môi trường và con người.
Ảnh hưởng tới môi trường đất: Khi nước thải được xả ra môi trường, các chất này có thể thấm vào đất và gây ra sự ô nhiễm đất, làm giảm chất lượng đất và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng.
Ảnh hưởng tới môi trường không khí: Biểu hiện của ảnh hưởng này thông qua những mùi hôi bất thường. Mùi hôi càng nồng nặc sẽ khiến thời tiết càng trở nên nóng bức. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe của con người bị ảnh hưởng, giảm tuổi thọ tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, đường hô hấp.
Ảnh hưởng tới nguồn nước: Nước thải sinh hoạt có thể chứa các chất hóa học và vi sinh vật có hại, gây ô nhiễm cho các nguồn nước sạch, làm giảm chất lượng và tính an toàn của nước. Khi nước thải được xả vào các con sông, ao hồ, hoặc nguồn nước khác, nó có thể gây ra sự suy giảm đáng kể về chất lượng nước và ảnh hưởng đến động thực vật sống trong môi trường nước.
Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm về lâu về dài sẽ dẫn đến một số bệnh về đường ruột, viêm hô hấp, viêm da, ung thư, ngộ độc, kiết lị, biến đổi gen.
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt, ta cần thực hiện một số biện pháp xử lý nước thải dưới đây:
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hóa chất
Phương pháp này đang được ứng dụng khá phổ biến hiện nay. Dựa vào phản ứng hóa học của chất thải cùng các thành phần hóa học cho thêm vào mà loại bỏ được các loại virus, vi khuẩn, tạp chất hữu cơ,… mang tới nguồn nước chất lượng hơn.
Ứng dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải
Ứng dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt được coi là an toàn hơn phương pháp hóa học. Đây là phương pháp sử dụng vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ hòa tan trong nước và được phân làm 2 loại cơ bản như sau:
- Phương pháp kỵ khí: Sử dụng vi sinh vật kỵ khí và cho chúng hoạt động trong điều kiện thiếu oxy để xử lý các chất bẩn trong nước thải.
- Phương pháp hiếu khí: Sử dụng các vi sinh vật hiếu khí trong điều kiện cung cấp oxy liên tục để xử lý các chất bẩn trong nước thải.
Xử lý nước thải sinh hoạt với phương pháp hoá lý
Để xử lý nước thải, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp như keo tụ, tuyển nổi, hấp thụ và đông tụ. Các phương pháp này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác như hóa học, sinh học hay cơ học.
Một trong những ưu điểm của phương pháp xử lý nước thải hóa lý là nó mang lại hiệu quả cao và khả năng diệt khuẩn tốt. Bên cạnh đó, thời gian xử lý nhanh, giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả cho đơn vị xử lý nước thải.
Đơn vị xử lý nước thải sinh hoạt chuyên nghiệp và uy tín
Ngoài các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt nêu trên, chúng ta có thể ứng dụng lắp đặt bồn xử lý nước thải composite của Ánh Dương ngay trong chính gia đình của mình để xử lý nước thải một cách hiệu quả trước khi xả thải ra môi trường.
Bể xử lý nước thải composite của Ánh Dương bao gồm 5 ngăn, mỗi ngăn sẽ có mộ cách làm việc riêng, cấu thành nên một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh làm tiêu hủy chất thải thô đảm bảo chất lượng nước thải sinh hoạt trước khi xả ra bên ngoài.
Bồn composite Ánh Dương được làm vật liệu FRP với khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho người dùng. Bạn cần tư vấn chọn mua bồn xử lý nước thải composite của Ánh Dương liên hệ qua hotline: 0944.724.688 để được nhân viên chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.