Trang chủ » Những điều cần biết về hệ thống xử lý nước thải

Những điều cần biết về hệ thống xử lý nước thải

Để giảm tình trạng ô nhiễm và góp phần bảo vệ cho môi trường việc xử lý nước thải là rất quan trọng. Vậy xử lý nước thải là như thế nào và bao gồm những bước ra sao? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Ánh Dương để biết được câu trả lời bạn nhé!

1. Xử lý nước thải là làm gì?

Quá trình xử lý nước thải nhằm để loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi ra nước thải. Từ đó giúp đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn và xả thải lại môi trường một cách an toàn nhất. Điều này sẽ được thực hiện thông qua các công nghệ đặc biệt. Kết quả của quá trình xử lý nước thải sẽ đạt chuẩn quy định của nhà nước và không làm ảnh hưởng tới nguồn nước, không khí.

Hiện nay tùy thuộc vào từng ngành nghề sản xuất dịch vụ mà nồng độ hóa chất cho trong nước thải sẽ khác nhau. Vì thế tại Ánh Dương có hàng trăm dự án xử lý nước thải cho từng ngành khác nhau như bệnh viện, chăn nuôi, nhà máy,…

2. Phân loại nước thải và hệ thống xử lý nước thải

Có thể hiểu đơn giản nước thải sẽ được phát sinh từ hoạt động ngày thường của con người hoặc từ các ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Nó có thể phát sinh từ bất cứ ngành nghề nào. Đồng thời trong tất cả các loại nước được thải ra đều có tính chất, thành phần cùng mức độ ô nhiễm khác nhau.

Vì thế các đơn vị như công ty môi trường cần phân loại nước thải ra thành nhiều loại khác nhau. Qua đó đưa ra những quy trình và công nghệ xử lý phù hợp. Dưới đây là một số loại nước thải phổ biến nhất:

2.1. Hệ thống nước thải công nghiệp

Đây là nước được phát sinh ra từ quá trình hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Chẳng hạn như trong các nhà máy dệt nhuộm, sản xuất giấy, thép, sản xuất sơn,… Ngoài ra các loại thải khác cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đó là nước thải dệt nhuộm, chăn nuôi; nước thải nuôi trồng thủy hải sản, xi mạ kẽm,…

Đối với các nhà máy sản xuất thường sản sinh ra lượng nước thải lớn khoảng 5m3/ ngày đêm. Vậy nên sau quá trình sản xuất buộc phải đầu tư hệ thống xả thải đạt tiêu chuẩn.

Hệ thống xử lý nước thải có phạm vi rộng, quy mô lớn và được thiết kế ứng dụng tại các xưởng sản xuất, khu nhà máy,… Để có hiệu suất xử lý tối ưu hệ thống sẽ được thiết kế tương thích với những đặc điểm của nước thải công nghiệp.

2.2. Nước thải từ bệnh viện, y tế

Là loại nước được xả ra từ những hoạt động khám, chữa bệnh. Hoặc qua quá trình sinh hoạt của các công nhân trong bệnh viện, bệnh nhân, phòng khám, các thẩm mỹ viện, nha khoa,…

Đối với ngành y tế phạm vi của hệ thống nước thải sẽ được lắp trực tiếp tại các bệnh viện, công ty dược phẩm, các cơ sở y tế. Bên cạnh đó chúng cũng được thiết kế sao cho phù hợp với đặc điểm của nước và chất thải y tế.

2.3. Nước thải sinh hoạt

Đây là loại nước được phát sinh ra từ quá trình sinh hoạt tại các bếp ăn, phòng vệ sinh, nhà tắm,…. Hoặc tại các hộ gia đình, khu đô thị, dân cư, chung cư.

Về phạm vi áp dụng của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại đây thường được lắp trực tiếp cho các khu dân cư, doanh nghiệp, văn phòng công ty,… Và tất cả các địa điểm công cộng như trung tâm thương mại, chợ, rạp chiếu phim,… Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng xử lý hiệu quả thì hệ thống khi lắp đặt cần phải phù hợp với tính chất của nước thải từ hoạt động sinh hoạt. Bao gồm:

  • Nước thải có các thành phần vô cơ.
  • Nước thải chứa nhiều loại khí hòa tan như khí metan, amoniac,…
  • Nước thải có chứa các chất hữu cơ.

3. Quy trình xử lý nước thải cơ bản

Như đã nêu trên mỗi một ngành nghề lại có một quy trình vận hành xử lý nước thải khác nhau. Tùy theo quy mô và yêu cầu từ phía chủ đầu tư mà chúng tôi sẽ thiết kế hệ thống sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là quy trình để xử lý nước thải phổ biến:

  • Tiến hành trung hòa: Để điều chỉnh độ pH của nước.
  • Keo tụ: Kết hợp các thành phần hóa chất có trong chất thải để tách chất tạp và rắn ra khỏi nước.
  • Tạo bông: Để loại bỏ các cặn nhỏ trong bước keo tụ.
  • Lắng cặn: Để tách chất rắn, bông bùn ra khỏi nước.
  • Kỵ khí: Xử lý các thành phần hữu cơ có khả năng gây ô nhiễm cao.
  • Hiếu khí: Để loại bỏ các thành phần chất hữu cơ ô nhiễm thấp.
  • Lọc: Tách bỏ mùi hôi, cặn bẩn và giảm hàm lượng TSS trong nước.
  • Khử trùng: Làm sạch vi trùng, vi khuẩn còn sót lại.
  • Sau các bước trên tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ cần làm thêm bước xử lý chuyên biệt khác theo yêu cầu.

4. Các yếu tố ảnh hưởng tới nước thải

Dưới đây Ánh Dương sẽ tổng hợp một số yếu tố ảnh hưởng tới chi phí của dự án. Qua đó nhằm giúp chủ đầu tư hiểu và xác định được kinh phí cần có. Cụ thể:

  • Loại nước thải đầu vào là gì.
  • Chất lượng yêu cầu sau khi thải ra ở tiêu chuẩn nào.
  • Lưu lượng và chế độ xả thải.

Từ các yếu tố này bạn sẽ tính toán được chi phí cho hệ thống xử lý nước thải là bao nhiêu. Tuy nhiên để chính xác nhất thì bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0944 724 688 để được tư vấn rõ ràng nhé.

5. Cách tính chi phí 1m3 xử lý nước thải

Theo như thông tư hướng dẫn chi phí xử lý 1m3 nước thải ngày 13/2018/TT-BXD như sau: Ztb=Ct/SLt

Trong đó:

  • Ztb: Là giá thành trung bình 1m3 nước thải.
  • Ct: Tổng chi phí dịch vụ thoát nước.
  • Slt: Tổng số lượng nước thải được xử lý.

Tại Ánh Dương tự hào với thâm niên đã hoạt động nhiều năm trong ngành xử lý nước thải. Bên cạnh đó cùng với đội ngũ chuyên viên kỹ sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất. Nhờ vậy bạn có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm phát sinh từ dự án hiệu quả nhất.

Hãy liên hệ ngay tới tổng đài 0944 724 688 của Boncomposite.com để được tư vấn chi tiết bạn nhé!

Bài viết liên quan

Tháp hấp phụ khí thải giá tốt tại Hà Nội

Khí thải được phát sinh từ các xưởng sản xuất, khí đốt có chứa rất nhiều thành phần độc hại….

Ứng dụng bọc phủ composite trong công nghiệp

Có thể nói bọc phủ composite (frp) được ưa chuộng trong lĩnh vực công nghiệp nhất hiện nay. Bởi nó…

Các loại bồn chứa xăng dầu phổ biến hiện nay

Những nguyên liệu có khả năng gây cháy nổ trong quá trình di chuyển là mối lo ngại lớn cho…