Trang chủ » Khí thải là gì? Những điều bạn cần biết về khí thải

Khí thải là gì? Những điều bạn cần biết về khí thải

Hiện nay vấn đề khí thải đang được cả thế giới quan tâm. Nó có thể được xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau từ đời sống cho tới công nghiệp. Vậy khí thải là gì? Nguồn phát sinh khí thải từ đâu?

1. Khí thải là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là các thành phần vật chất độc hại dạng hơi hoặc khí thải ra từ các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt hàng ngày của con người. Cụ thể hơn đây là những loại khí được phát sinh ra từ các hoạt động đốt cháy khí tự nhiên, dầu, nhiên liệu diesel, than đá, xăng,… Theo động cơ nó được xả vào khí quyển thông qua vòi phun, ống xả và thường được phân tán theo chiều gió.

Hiện nay lượng khí thải hàng năm trên thế giới ngày càng tăng mạnh và có nhiều loại khí thải khác nhau. Tuy nhiên có 3 loại khí thải phổ biến nhất đó là CO2, NOX và CFCs.

2. Các nguồn phát sinh khí thải chủ yếu hiện nay

Sau đây là một số nguồn phát sinh khí thải cơ bản chủ yếu như sau:

2.1. Khí thải công nghiệp

Nguồn phát sinh khí thải đầu tiên chính là từ ngành công nghiệp. Theo như Nghị định thì khí thải công nghiệp ở Việt Nam đây là dạng chất thải tồn tại dưới dạng khí hoặc hơi. Nó được phát sinh từ các ngành công nghiệp khác nhau như khí thải lò hơi đốt củi; nhà máy thép, khí thải từ ngành sản xuất tủ lạnh, khí thải lò gạch, khai thác dầu,… Nhìn chung đây là tất cả các ngành công nghiệp nói chung.

2.2. Khí thải xuất phát từ những phương tiện giao thông

Mặc dù lượng khí thải từ phương tiện giao thông không nhiều bằng khí thải công nghiệp. Tuy nhiên đây cũng là nguồn phát sinh chủ yếu và có tác dụng rất lớn đến môi trường sinh sống xung quanh.

Các loại khí thải từ các phương tiện giao thông được cho là phổ biến nhất hiện nay bao gồm khí thải xe ô tô, khí thải từ xe máy, phương tiện hàng không, tàu thuyền,… Trong khi đó khí thải ô tô xe máy vẫn là nguồn gây ô nhiễm chính hiện nay.

2.3. Khí thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Thêm một nguồn phát sinh tiếp theo đó chính là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khí thải từ ngành nông nghiệp được phát sinh là đốt rơm rạ, làm nương rẫy, cỏ cây sau mỗi mùa thu hoạch. Hoặc từ các đàn gia cầm, gia súc được xả ra trực tiếp ra môi trường không qua xử lý sẽ chứa các khí độc hại như lưu huỳnh, nito, metan, cacbonic,…

2.4. Khí thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh trực tiếp từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Chẳng hạn có thể là khí thải từ các lò đốt rác sinh hoạt, các hoạt động đun nấu bằng rơm rạ, than tổ ong, cây ngô, nhiên liệu hóa thạch,… Khí được tạo ra trong quá trình đốt rác và đun nấu chủ yếu sẽ phát ra khí thải CO2.

2.5. Khí thải được thải ra từ những thiết bị làm lạnh

Khi thải ra từ tủ lạnh, điều hòa, tủ mát, tủ đông nói riêng và các thiết bị làm chung cũng là nguồn phát thải chứa các yếu tố gây ra mối hiểm họa khôn lường. Đây được nhận định là một trong các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, việc sản xuất các thiết bị làm lạnh sẽ phát sinh ra rất nhiều khí CFCs gây độc cho khí quyển hiện nay.

2.6. Nguồn khí thải từ tự nhiên

Khí thải tự nhiên có thể kể đến từ những hoạt động như cháy rừng, núi lửa phun trào. Hoặc có thể là nguồn khí thải từ các mỏ tự nhiên thoát ra đáy biển, hồ, ao,…

2.7. Khí thải xuất phát từ các lò nhiệt điện

Tiếp theo là các nguồn phát sinh ra khí thải từ nhà máy nhiệt điện. Tính tới thời điểm hiện tại thì nước ta chỉ có 20 nhà máy nhiệt điện than có khả năng tiêu thụ khoảng từ 45 triệu tấn/ năm. Theo đó dụ tính lượng thạch cao, tro xỉ xả ra là 15.700 tấn/ năm. Khí thải máy phát điện chủ yếu là CO2, CO, SO2, bụi, NOx.

3. Ảnh hưởng của khí thải tới môi trường và đời sống

Khi lượng khí thải phát sinh mỗi ngày vượt quá giới hạn và tiêu chuẩn an toàn được quy định sẽ đe dọa đến môi trường, đời sống nhân loại. Cụ thể:

  • Khí thải hiệu ứng nhà kính: Khi khí thải không được kiểm soát sẽ dẫn đến nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu. Thậm chí gây ra những hiện tượng cực đoan như lũ lụt, hạn hán, sấm chớp, mưa axit, sạt lở,…
  • Ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật: Biến đổi khí hậu, hiện tượng tia cực tiếp gia tăng, tác động trực tiếp đến môi trường sống và vi sinh vật. Điều đó sẽ khiến cho nhiều loài động vật quý hiếm bị tuyệt chủng.
  • Khí thải làm tầng ozon mỏng dần đi: Khí thải điện lạnh và là nguyên nhân chính suy giảm tầng ozon và điều này đã được các nhà khoa học chứng minh và nghiên cứu. Khi tầng ozon suy giảm sẽ khiến cho bầu khí quyển bị biến đổi, gia tăng các tia cực tím. Từ đó dẫn đến các tác động sinh học tiêu cực tới môi trường.
  • Tác động tới kinh tế và sức khỏe: Ô nhiễm khí thải nhìn chung đều gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người như tim, phổi, mắt, da, ung thư,… Không những vậy còn tác động tới nền kinh tế, an ninh xã hội của các quốc gia. Bởi ngân sách khắc phục hậu quả ô nhiễm khí thải quá nhiều.

4. Thông tin liên hệ đơn vị xử lý khí thải uy tín tại Việt Nam

Công ty Ánh Dương là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm xử lý khí thải, nước thải. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có kinh nghiệm, chúng tôi tự tin mang đến những sản phẩm chất lượng nhất. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0944 724 688 hoặc website Boncomposite.com nhé!

Địa chỉ xưởng sản xuất: Cầu Tây, Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội
Địa chỉ chính: 39 Lệnh Cư, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
Website: boncomposite.com
Hotline: 0944 724 688
Facebook: https://www.facebook.com/boncomposite.xulynuocthai

Bài viết liên quan

Tháp hấp phụ khí thải giá tốt tại Hà Nội

Khí thải được phát sinh từ các xưởng sản xuất, khí đốt có chứa rất nhiều thành phần độc hại….

Ứng dụng bọc phủ composite trong công nghiệp

Có thể nói bọc phủ composite (frp) được ưa chuộng trong lĩnh vực công nghiệp nhất hiện nay. Bởi nó…

Các loại bồn chứa xăng dầu phổ biến hiện nay

Những nguyên liệu có khả năng gây cháy nổ trong quá trình di chuyển là mối lo ngại lớn cho…