Với khả năng ứng dụng linh hoạt và hiệu quả trong xử lý nước thải, máy bơm nước thải là một phần không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những ứng dụng đa dạng của loại máy này trong bài viết dưới đây.
Máy bơm nước thải là gì?
Máy bơm nước thải là một thiết bị được sử dụng để bơm, hút nước thải từ vị trí này đến vị trí khác. Đây là một thiết bị đóng vai trò quan trong trong hệ thống xử lý nước thải.
Loại máy bơm này thường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả công nghiệp và gia đình, để bơm nước từ hố ga, hệ thống cống rãnh, bể phốt, hồ chứa, hoặc các điểm chứa nước thải khác đến các điểm tiêu hóa, xử lý hoặc thoát ra môi trường.
Cấu tạo của máy bơm nước thải
Máy bơm chìm hút nước thải được thiết kế với cấu tạo hợp lý để có thể đặt chìm được dưới nước và hoạt động một cách an toàn trong môi trường chất thải. Loại máy bơm chìm này có hai dạng chính: dạng ly tâm và dạng tích cực. Thông tin chi tiết về các thành phần của máy bơm chìm dạng tích cực bạn có thể tham khảo qua hình dưới.
Thiết bị này còn một số thành phần cấu tạo đặc biệt khác như:
- Trục chính: Được chế tạo từ thép không gỉ nên chống mài mòn tốt và độ bền cao.
- Gioăng kín: Làm từ cao su, giúp tăng độ kín và bảo vệ động cơ khỏi tác động của nước.
- Trục nâng dầu: Có chức năng phân phối dầu bôi trơn cho động cơ, đảm bảo toàn bộ hệ thống bơm hoạt động trơn tru và hiệu quả.
- Vòng bi: Là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong cấu trúc máy bơm. Chúng được sản xuất từ các vật liệu chất lượng cao, có thể chịu mài mòn tốt.
- Bánh công tác: Được làm từ vật liệu chính là gang hoặc inox, giúp bánh có khả năng chống ăn mòn cao trong quá trình hoạt động.
- Tay nắm: Thường được bọc bởi một lớp nhựa để dễ dàng kéo thả máy bơm.
- Dây dẫn điện: Tiết diện lớn để đảm bảo an toàn, tránh rò điện trong quá trình sử dụng.
- Chân đế: Máy bơm chìm thường được trang bị chân đế, có dạng lưới hoặc kiềng.
Phân loại máy bơm nước thải
Dựa vào từng chức năng riêng, bơm nước thải được chia làm 4 loại chính:
- Máy bơm chìm nước thải: Được thiết kế để hoạt động cả ở dưới mặt nước và trên cạn. Thường được sử dụng để bơm hút bùn, nước sạch và xử lý chất thải trong công nghiệp. Máy bơm chìm có khả năng tự mồi hiệu quả, thiết kế chắc chắn và động cơ được bảo vệ bởi lớp vỏ kín, giúp hoạt động hiệu quả và an toàn trong môi trường nước thải.
- Máy bơm chìm hút bùn: Được phân thành hai loại chính: bơm hút bùn lỏng và bơm hút bùn đặc. Máy thường được áp dụng để lấy đi bùn, cặn bẩn và nước thải trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp thực phẩm và y tế. Loại máy bơm này có khả năng hoạt động mạnh mẽ, hút hết mọi loại chất cặn bã có trong nguồn nước ô nhiễm.
- Máy khuấy chìm: Được sử dụng để khuấy trộn nước thải trong các hố ga, bể phốt hoặc hệ thống xử lý nước thải. Giúp ngăn ngừa lớp cặn bã hữu cơ tạo thành, đồng thời đảm bảo hiệu suất xử lý.
- Máy thổi khí: Máy thổi khí được sử dụng để cung cấp khí oxy vào các hệ thống xử lý nước thải. Khí oxy được thổi vào giúp tạo điều kiện cho vi khuẩn phân huỷ và xử lý các hạt hữu cơ trong nước thải.
Nguyên lý hoạt động của máy bơm nước thải
Các loại máy bơm chìm nước thải có nguyên lý hoạt động khác nhau.
Máy bơm dạng ly tâm hoạt động dựa trên nguyên lý của lực ly tâm. Cơ chế này sử dụng cánh quạt (bánh công tác) của máy bơm để tạo ra lực ly tâm, đẩy nước ra khỏi ống bơm và từ đó đưa nước lên trên. Trong trường hợp này, máy có khả năng tự mồi nước mà không cần phải thực hiện thao tác mồi trước khi sử dụng.
Máy bơm dạng tích cực hoạt động dựa trên nguyên lý tạo môi trường chân không trong ống bơm. Sau đó, nước được đẩy ra khỏi thân bơm và vận chuyển từ dưới lên trên mặt đất.
Ưu nhược điểm của máy bơm nước thải
Máy bơm chìm hút nước thải đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xử lý nước thải. Thiết bị này nổi bật với những ưu điểm như:
- Thiết kế đứng tiện lợi, giúp tối ưu hóa diện tích đặt bơm, đặc biệt phù hợp với các khu vực có không gian hạn chế.
- Lưu lượng nước lớn, hiệu suất làm việc cao, đảm bảo khả năng hút nước thải hiệu quả.
- Khả năng hút bùn sâu, phù hợp cho các tác vụ nạo vét và hút nước thải từ các hố chứa, kể cả trong những khu vực khó tiếp cận.
- Khả năng hút cả tạp chất và bùn thải trong nước.
- Mức độ tiếng ồn thấp, đảm bảo không gây phiền hà cho môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, máy bơm hút nước thải cũng có một số hạn chế như:
- Khó khăn trong bảo trì và sửa chữa do máy đặt chìm dưới mặt nước thải.
- Do hoạt động trong môi trường nước thải ô nhiễm nên dễ bị ăn mòn.
Ứng dụng của máy bơm nước thải
Nhờ những ưu điểm nổi bật, bơm nước thải được ứng dụng đa dạng trong cả hai lĩnh vực sinh hoạt và công nghiệp.
Ứng dụng trong sinh hoạt
- Được ứng dụng để loại bỏ những hóa chất độc hại khỏi nguồn nước.
- Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt.
- Loại bỏ và lọc những hóa chất có hại trong nguồn nước, đồng thời bảo vệ các nguồn nước khỏi tình trạng ô nhiễm.
Ứng dụng trong công nghiệp
- Ứng dụng trong thi công hầm móng các công trình xây dựng, trong quá trình khoan cọc nhồi làm móng cầu.
- Xử lý nước thải, hút bùn đất, vận chuyển chất thải…
- Bơm nước từ giếng nước hoặc tại các đài phun nước.
- Xử lý nước thải lượng lớn trong hệ thống hồ bơi, bể thu nước mưa, và bể thu nước thải.
- Lọc hóa chất và cặn bã, đảm bảo môi trường nuôi trồng thủy sản luôn duy trì ổn định.
- Vai trò quan trọng không thể thay thế trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, y tế, y dược.
Qua bài viết vừa rồi của Ánh Dương, chúng ta đã cùng việc tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng phổ biến của máy bơm nước thải và nắm được những thông tin cơ bản về công cụ này.