Trang chủ » Hệ thống cấp nước: Khái niệm, Sơ đồ, Cấu tạo, Quy trình

Hệ thống cấp nước: Khái niệm, Sơ đồ, Cấu tạo, Quy trình

Hệ thống cấp nước có cấu tạo như thế nào có lẽ đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Trên thực tế, mỗi ngày chúng ta đều cần sử dụng nước trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Bài viết dưới đây của Ánh Dương sẽ mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích để bạn hiểu chi tiết về quy trình cung cấp nước.

1. Hiểu như thế nào về hệ thống cấp nước?

Hệ thống cấp nước là hệ thống các công trình làm nhiệm vụ vận chuyển, thu gom, xử lý nước, điều hòa. Sau đó phân phối chúng đến các khu vực nhỏ hơn hay những nơi có nhu cầu sử dụng nước. Một ví dụ điển hình cho việc cung cấp nước gia đình như giếng khoan. Đây là một hệ thống cấp nước loại nhỏ gồm có các bộ phận:

Hình ảnh: Hệ thống cấp nước

  • Máy bơm: Có nhiệm vụ thu thập nguồn nước ngầm và bơm lên trên bể lọc.
  • Phần bể lọc xử lý nước: Chứa các thành phần lọc như cát vàng, than hoa, xỉ than,…
  • Bể chứa: Nó có chức năng chứa nguồn nước đã được lọc.
  • Ống dẫn: Mạng lưới này sẽ chịu trách nhiệm dẫn nước tới các vòi.

2. Phần sơ đồ và cấu tạo của hệ thống cấp nước

Qua những thông tin về sơ đồ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về hệ thống cung cấp nước trong gia đình. Sau đây hãy cùng Ánh Dương tìm hiểu một sơ đồ cung cấp nguồn nước lớn hơn:

  • Nguồn nước đầu: Nó là nơi sẽ cung cấp toàn bộ nước cho hệ thống, ví dụ như nước ngầm, nước mưa, nước sông,…
  • Công trình thu thấp nước: Gồm có trạm bơm cấp 1 và công trình để thu nước. Ví dụ như bể hay hố sâu để nước luôn được lưu trữ tại đây.
  • Trạm xử lý nước: Tương tự như bể lọc ở hệ thống cấp nước gia đình. Tuy nhiên, nó sẽ áp dụng những công nghệ xử lý hiện đại hơn để đảm bảo nguồn nước đầu ra cho sản phẩm.
  • Bể chứa nước sạch: Sau khi đã được xử lý thì nước sẽ được đưa lên bể chứa để ổn định. Nó sẽ được điều hòa lại lưu lượng và áp suất giữa các công trình.
  • Trạm bơm cấp 2: Có chức năng làm nhiệm vụ bơm nước đã qua xử lý đến với đường dẫn.
  • Công trình điều hòa: Thông thường nó là đài nước hoặc bể dự trữ. Bộ phận này có chức năng là điều hòa và ổn định lại lưu lượng và dòng chảy của nước.
  • Hệ thống mạng lưới phân phối nước: Bao gồm hệ thống các đường dẫn được thiết kế dẫn nước tới từng vị trí có nhu cầu sử dụng nước.

3. Quy trình của hệ thống cấp nước

Trong một công trình thống nhất thì các thành phần luôn có sự liên hệ và gắn kết với nhau. Đối với hệ thống cung cấp nguồn nước cũng tương tự, chúng không thể tách rời nhau. Cụ thể:

3.1. Khu vực trạm bơm

Trạm bơm có nhiệm vụ bơm nước từ nguồn và cấp cho trạm xử lý. Ở đây có công suất phải đảm bảo để đáp ứng đủ nước cho nhu cầu. Đôi khi thời gian sử dụng ít đi thì công suất trạm bơm cũng cần giảm đi.

Chính vì vậy, khả năng của trạm bơm cấp 1 phải đảm bảo đầu vào nhưng cũng giảm xuống khi nhu cầu dùng thấp đi. Thông thường khoảng cụm từ 2 đến 3 máy bơm sẽ được dùng trong 1 trạm bơm cấp nhằm điều chỉnh công suất của chi phí thi công tạm.

3.2. Nước sạch được lưu trữ tại bể chứa

Khi được xử lý phần nước sạch sẽ được đưa đến khu vực bể chứa. Điều đó nhằm để điều hòa lại lưu lượng nước và áp suất cho trạm bơm cấp 1 và 2. Lý do là bởi nguyên lý hoạt động của hai trạm bơm này không đồng nhất giống nhau.

Ngoài ra, thời gian sử dụng nước trong ngày cũng thường xuyên có sự thay đổi liên tục. Trong khi các trạm bơm cấp hai có chế độ vận hành theo cấp độ thấp, cao và trung. Do đó giữa 2 hạ tầng này cũng cần có hạ tầng điều hòa.

Vì thế, trong trường hợp này đài nước sẽ được đưa vào sử dụng. Mặt khác, mỗi gia đình hay các khu nhà xưởng cũng cần xây dựng riêng các bể chứa, téc nước,… Chúng có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và tạo áp lực mang tính nội bộ trong khu nhà xưởng hay trong gia đình.

4. Phân loại các hệ thống cấp nước

Để phân loại ra hệ thống cung cấp nước có rất nhiều tiêu chí khác nhau. Cụ thể:

  • Căn cứ theo quy mô: Như cấp gia đình, tòa nhà, khu dân cư, thành phố, nước tổng khu.
  • Đối tượng sử dụng: Nước sản xuất nông và công nghiệp; nước tưới cây, rửa đường, sinh hoạt,…
  • Mục đích: Nước sinh hoạt, nước PCCC, nước sản xuất,…
  • Phương pháp sử dụng: Nước chỉ dùng 1 lần, nước dùng tuần hoàn, nước dùng lại,…

5. Các nguồn cung cấp cho hệ thống cấp nước

Hiện nay, người ta thường khai thác nước từ đa dạng các nguồn cung cấp như sau:

  • Nước mặt là các loại nước hồ, sông, suối,…
  • Nước ngầm loại nước nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác, thăm dò mất khá nhiều thời gian.
  • Nước mưa thường không ổn định và chỉ dùng cho đối tượng nhỏ.

Tuy nhiên, khi thiết kế hệ thống cấp nước bạn cũng cần cân nhắc vấn đề thoát nước và vệ sinh môi trường. Chúng cần phải có sự kết hợp hài hòa mới tránh được tắc nghẽn, quá tải. Từ đó không làm ảnh hưởng xấu tới tài nguyên môi trường.

Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương
Địa chỉ văn phòng: 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng sản xuất: Cầu Tây, Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội.
Hotline: 0944.724.688

Bài viết liên quan

Nước sạch là gì? Làm thế nào để có nước sạch?

Nước sạch là gì? Làm thế nào để có nước sạch? Đây là tổng hợp những thắc mắc mà nhiều…

Tìm hiểu về quy trình xử lý nước đô thị

Một trong những loại nước có thành phần phức tạp cần được làm sạch trước khi xả ra môi trường…

Công nghệ xử lý nước cơ học và hóa lý phổ biến hiện nay

Thực tế, tùy theo mục đích sử dụng khác nhau như nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất mà các…