Trang chủ » Vấn đề ô nhiễm không khí và cách cải thiện để bảo vệ sức khỏe

Vấn đề ô nhiễm không khí và cách cải thiện để bảo vệ sức khỏe

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp hiện nay khó tránh khỏi tình trạng ô nhiễm. Nếu như không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng tới môi trường. Thậm chí nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Thực trạng ô nhiễm không khí thực tế tại Việt Nam

Có thể nói tình trạng ô nhiễm tại nước ta đang ở mức đáng báo động. Theo như những con số thực tế mức độ ảnh hưởng tại thủ đô Hà Nội xếp thứ 16 và TPHCM là 53. Thời gian mức độ bụi mịn và nhiều là vào ban đêm và buổi sáng sớm.

Ngoài ra, khi vào các khoảng thời gian gió lặng, nhiệt độ giảm hơn thì không khí cũng giảm độ khuếch tán của bụi hơn. Tuy nhiên, khi mức độ ô nhiễm tăng cao và sương mù hóa sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới sức khỏe con người hơn.

1. Ô nhiễm không khí – Nguyên nhân chính gây bệnh ô nhiễm

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã liên tục đưa ra các cảnh báo đe dọa ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trên thực tế nguồn gốc của các tác nhân gây ô nhiễm đến từ những hoạt động sản xuất, xây dựng. Chẳng hạn như khí thải xe cơ giới, sưởi ấm nhiên liệu, đốt rác thải,….

Sự ô nhiễm không khí chính là sự xuất hiện của các hạt bụi mịn, siêu mịn hay các khí như CO2, SO2, CO,… Các hạt bụi tồn tại trong không khí có vai trò quyết định chất lượng của bầu không khí. Đối với dạng mà mắt thường có thể cảm nhận và nhìn thấy được là loại có kích thước lớn.

Đối với các hạt bụi mịn nhỏ mắt thường không thể cảm nhận hay nhìn thấy được lại hết sức nguy hiểm. Bởi nó có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng. Ví dụ như viêm đường hô hấp dưới, tấn công vào phổi,…

1.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với trẻ em

Ở cả trẻ em và người lớn khi tiếp xúc ngắn hay dài với ô nhiễm không khí sẽ có thể giảm chức năng phổi. Thậm chí nghiêm trọng hơn là dẫn tới nhiễm trùng đường hô hấp hoặc hen suyễn nặng nề hơn. Ngoài ra, một bằng chứng khác mới gần đây cho thấy hiện tượng ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng tới bệnh đái tháo đường và phát triển thần kinh.

1.2. Mức độ ảnh hưởng với người lớn

Đối với người lớn có sức khỏe bình thường cũng có thể gặp phải những triệu chứng như mũi, da, cổ họng, khạc đờm, khó thở,… Các triệu chứng này có thể sẽ biến mất khi mà chất lượng không khí được cải thiện. Còn đối với những người có bệnh sẵn như viêm phổi, hen suyễn có thể sẽ làm tăng các triệu chứng khó thở nặng hơn. Những nghiên cứu khác cũng cho thấy ở những thời điểm ô nhiễm không khí cao hay khắc nghiệt còn làm căn bệnh tim mạch, đường hô hấp tăng cao.

2. Cách cải thiện chất lượng không khí để bảo vệ sức khỏe

Sau đây là một số phương án để cải thiện chất lượng cho không khí mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Đối với cá nhân

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những khi bụi mịn thì số lượng người có nguy cơ tử vong liên quan cũng giảm xuống. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân thì mọi người nên hình thành thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.

Bên cạnh đó, sử dụng khẩu trang bằng vải cotton sẽ giúp ngăn chặn được khoảng 30% hạt bụi có trong không khí. Các loại mặt nạ chuyên dụng dành cho các loại phẫu thuật viên sẽ giúp hạn chế 80% bụi. Đồng thời cần phải tránh khỏi các loại bếp củi, bếp than, thuốc lá, thuốc lào,… để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên.

2.2. Đối với toàn xã hội

Với xã hội thực hiện nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ môi trường. Đồng thời kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí và ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm bằng các biện pháp như:

  • Hạn chế việc đốt rơm rạ.
  • Nên trồng nhiều cây xanh.
  • Phòng chống việc cháy rừng.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng những nguồn nhiên liệu như củi, than, đá, dầu trong sản xuất và tiêu dùng.
  • Sử dụng hệ thống lọc bụi, lắng bụi để giảm sự ô nhiễm không khí.
  • Thường xuyên quản lý và xử lý chặt chẽ khí thải trước khi ra ngoài môi trường.
  • Thay thế những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.

3. Biện pháp bảo vệ sức khỏe con người trước ô nhiễm

Nhằm để duy trì cũng như củng cố hàng rào bảo vệ sức khỏe của bản thân mọi cá nhân cần:

  • Luôn giữ cho nhà cửa được sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh, lau khăn ướt để làm sạch không khí.
  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, trái cây để bảo vệ sức khỏe chung. Đồng thời tránh được sự hình thành của các gốc tự do từ không khí ô nhiễm.
  • Tránh các hoạt động thể dục mạnh ở những nơi không khí bị ô nhiễm như chạy bộ, đạp xe,…
  • Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, rau, thịt, cá đậu, sữa, trứng. Bổ sung thêm các bữa ăn phụ, các chế phẩm giàu khoáng chất, lợi khuẩn, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe,…

Có thể công ty/doanh nghiệp quan tâm:

Ngoài ra, nếu như xuất hiện triệu chứng khó thở, ho, ngứa họng, đau mắt bạn nên khám bác sĩ ngay. Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh hô hấp mãn tính khác. Đừng quên gọi tới hotline 0944 724 688 để được Ánh Dương tư vấn giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nhé!

Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương
Địa chỉ văn phòng: 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng sản xuất: Cầu Tây, Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội.
Hotline: 0944.724.688

Bài viết liên quan

Tư vấn và thi công bọc phủ composite chống ăn mòn

Trong môi trường công nghiệp hiện nay, các thiết bị, bồn chứa, sàn nhà xưởng và đường ống thường xuyên…

Nước kiềm là nước gì? Có lợi cho sức khỏe không?

Nước là một trong những thành phần quan trọng đối với sức khỏe con người. Trên thị trường hiện nay…

Tháp Hấp Phụ, Tháp Than Hoạt Tính Composite

Tháp hấp phụ, đặc biệt là tháp than hoạt tính composite, là một giải pháp hiệu quả trong việc xử…