Hiện nay, trong quá trình sản xuất, chăn nuôi hay sinh hoạt của con người đều phát sinh ra mùi hôi. Do đó việc tìm cách xử lý triệt để là bài toán cần lời giải rất cấp thiết hiện nay. Trong bài viết sau Ánh Dương sẽ gợi ý cho các bạn các phương pháp để xử lý nước thải có mùi hôi hiệu quả.
1. Nguyên nhân phát sinh ra mùi hôi trong nước thải
Về cơ bản hiện nay gần như các hoạt động sản xuất hay hoạt động của con người đều phát sinh ra khí có mùi hôi. Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng phát sinh ra tình trạng này trong nước thải. Cụ thể:
- Do sản xuất các chất phụ gia, chế biến thực phẩm.
- Từ các chất hữu cơ, chất thải lắng trong quá trình phân hủy gây ra.
- Các hoạt động sản xuất chăn nuôi, sinh hoạt tạo thành.
- Mùi hôi phát tán từ bùn dư tích tụ lâu ngày không được xử lý.
2. 5 phương pháp xử lý nước thải có mùi hôi hiệu quả
Khi các công nghệ được áp dụng một cách hiệu quả thì sẽ giảm thiểu mùi hôi của nước thải. Từ đó đảm bảo việc xử lý diễn ra thuận lợi và an toàn. Dưới đây là các phương pháp phổ biến được dùng để cải thiện tình trạng nêu trên:
2.1. Dùng hóa chất để xử lý
Hóa chất được cho là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất được nhiều người tin dùng để xử lý mùi hôi trong khí thải. Phương pháp này sẽ giúp ngăn chặn các người hôi thối từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt một cách hiệu quả. một số khác loại hóa chất được sử dụng như:
Công nghệ làm lạnh: giúp hạn chế tối đa việc phân hủy và bay hơi từ nước thải. Bằng cách làm lạnh nguồn nước sẽ giúp làm giảm các hợp chất gây mùi hôi thoát ra đi ngoài môi trường.
Sử dụng than hoạt tính trong xử lý: đây là một loại vật liệu có khả năng hấp thụ mùi hôi rất tốt từ tự nhiên và giúp xử lý mùi hôi dễ dàng trong nước thải.
Phân loại rác đầu vào: các loại rác tự nhiên hay xử lý như phân bón cần được phân loại rõ ràng trước khi đưa vào các công đoạn phía sau. Việc loại bỏ này sẽ giúp góp phần giảm thiểu mùi hôi có trong nước thải.
Dùng Ozone hay H2O2: Các chất có khả năng phân hủy và oxy hóa những hợp chất gây ô nhiễm, từ đó làm sạch nước thải.
2.2. Sử dụng các chế phẩm từ sinh học
Dùng các chế phẩm sinh học là một phương pháp hiệu quả và quan trọng để xử lý nguồn nước thải có mùi hôi. Các chế phẩm sinh học sẽ có chứa các vi sinh vật có lợi được lựa chọn kỹ càng. Từ đó giúp thực hiện quá trình xử lý nước thải trở nên đơn giản, tự nhiên mang đến hiệu quả vượt bậc.
Thông thường các vi sinh vật như nấm mốc, vi khuẩn, nấm men hay động vật vi sinh sẽ được đưa vào để xử lý nước thải. Những vi sinh vật đó sẽ được bảo quản và nuôi dưỡng ở nhiều dạng khác nhau như bùn loãng, rắn hay lỏng để đảm bảo cho quá trình xử lý hiệu quả nhất.
Để phân hủy được các chất vô cơ gây mùi thì người ta sẽ tạo điều kiện cho men vi sinh vật phát triển và nhân giống. Đồng thời trong quá trình này một số dạng khí sẽ được sản xuất và thải ra môi trường như nitơ, Co2,… Lúc này thì mùi hôi từ các loại nước tài sẽ biến mất và những chất gây ô nhiễm trong nước cũng sẽ bị khử bỏ.
Hiện nay có hai phương pháp phổ biến nhất để ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải có mùi hôi gồm có:
- Phương pháp hiếu khí.
- Giải pháp kỵ khí.
2.3. Thực hiện thu gom và xử lý nước thải đầu vào
Thu gom và xử lý khí thải là một biện pháp rất quan trọng, hiệu quả và an toàn để giảm thiểu mùi hôi khó chịu trong không khí. Một số những phương pháp được sử dụng để làm sạch mùi hôi gồm có:
- Sử dụng túi lọc khí: đây là các dạng túi lọc bụi chuyên dụng được dùng để làm sạch bụi và chất gây mùi. Nó có thể được lắp đặt thành một hệ thống xử lý khí thải trong công việc.
- Dùng tháp hấp thụ than hoạt tính: đây là vật liệu có khả năng hấp thụ và loại bỏ các chất gây ô nhiễm, mùi hôi trong không khí một cách hiệu quả và an toàn.
- Sử dụng phương pháp sinh học: công nghệ này sẽ dùng các vi sinh vật để tạo thành màng lọc. Sau đó chúng sẽ phân hủy các chất gây ô nhiễm để loại bỏ mùi hôi ra khỏi không khí.
- Dùng Cyclon: Hoạt động theo nguyên lý ly tâm để lọc mùi hôi, bụi ra khỏi không khí. Cụ thể Cyclon sẽ tạo ra lực xoáy mạnh để đẩy bụi, các chất gây mùi vào thiết bị và loại bỏ chúng.
2.4. Kiểm soát quá trình sục khí khi xử lý
Đây được coi là phương pháp xử lý mùi hôi trong nước thải phổ biến nhất. Thông thường việc kiểm soát sục khí sẽ được thực hiện thông qua việc xử lý nước thải bằng bùn than hoạt tính. Trong quá trình này thì oxy hòa tan sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho vi sinh vật phát triển tốt và tăng hiệu suất .
Bên cạnh đó để giảm thành phần các chất hữu cơ thì oxy cũng được đưa vào bên trong nước thải thì kết hợp với vi sinh vật. Trong quá trình này thì nhân viên vận hành cũng phải liên tục đo và quan sát nồng độ oxy hòa tan. Từ đó kiểm soát và điều chỉnh lượng oxy được thêm vào giúp cho việc xử lý mùi hôi trong nước thải hiệu quả nhất.
2.5. Tiến hành thu gom bùn đúng cách
Bùn thải là chất được tách khỏi nhau trong quá trình xử lý và nếu như không được thu gom thì nó sẽ gây ra mùi khó chịu. Khi thu gom buồn thì bạn cần phải lưu ý một số những điều sau:
- Tìm vị trí thích hợp để thu gom.
- Sau khi thu gom phải xử lý đúng cách.
- Bùn cần được xử lý ngay trong thời gian hợp lý.
- Hạn chế tối đa việc làm rơi vãi phát tán mùi trong quá trình thu gom và vận chuyển.
- Đảm bảo có đầy đủ các trang thiết bị chuyên dụng để phục vụ cho quá trình xử lý.
- Chuẩn bị sẵn các bao chứa, chất lượng.
- Tập kết bùn vào nơi thích hợp.
3. Ứng dụng Bồn Composite trong Xử Lý Nước Thải tại Việt Nam
Bồn composite ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước thải tại Việt Nam nhờ những ưu điểm vượt trội như độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt, trọng lượng nhẹ và dễ lắp đặt. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của bồn composite trong xử lý nước thải:
3.1. Xử lý nước thải sinh hoạt
-
Được sử dụng tại các khu đô thị, tòa nhà chung cư, khách sạn, nhà hàng để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
-
Hệ thống bồn composite giúp loại bỏ các tạp chất, dầu mỡ và chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt.
3.2. Xử lý nước thải công nghiệp
-
Được lắp đặt trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, dệt nhuộm, hóa chất, xi mạ… để xử lý nước thải có tính axit, kiềm hoặc chứa kim loại nặng.
-
Bồn composite có khả năng chịu hóa chất cao, giúp bảo vệ hệ thống khỏi bị ăn mòn và đảm bảo hiệu quả xử lý lâu dài.
Xem them: Dự án bồn composite xử lý nước thải kích thước 3.2x12m tại Quảng Ngãi
3.3. Xử lý nước thải y tế
-
Ứng dụng trong các bệnh viện, phòng khám để xử lý nước thải chứa vi khuẩn, virus và hóa chất độc hại trước khi xả ra môi trường.
-
Giúp ngăn ngừa lây lan mầm bệnh và đảm bảo an toàn sinh học.
Dự án sản xuất và lắp đặt bồn composite xử lý nước thải đặc biệt tại Bệnh viện K
3.4. Xử lý nước thải nông nghiệp & chăn nuôi
-
Được sử dụng để xử lý nước thải từ các trang trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thực phẩm, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
-
Hệ thống bồn composite có thể kết hợp với công nghệ vi sinh để xử lý hiệu quả chất thải hữu cơ.
3.5. Lọc nước thải tái sử dụng
-
Các bồn composite có thể tích hợp các công nghệ lọc tiên tiến để xử lý và tái sử dụng nước thải cho mục đích tưới tiêu, làm mát hoặc rửa xe.
-
Góp phần tiết kiệm tài nguyên nước và giảm thiểu áp lực lên hệ thống cấp nước đô thị.
Với các thông tin nêu trên, Ánh Dương hy vọng bạn đã hiểu về các phương pháp xử lý nước thải có mùi hôi hiệu quả. Nếu như có vấn đề nào chưa hiểu hay thắc mắc về kỹ thuật hãy liên hệ tới hotline 0944 724 688. Chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào.