Trang chủ » Tổng quan về ô nhiễm nước thải sinh hoạt

Tổng quan về ô nhiễm nước thải sinh hoạt

Việc ô nhiễm nước thải sinh hoạt là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Nếu như không có cách xử lý đúng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và đời sống. Nếu như tình trạng còn tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước thậm chí là cả nước ngầm. Vì thế cần phải có những phương pháp để xử lý chúng một cách hiệu quả nhất.

1. Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nguồn nước được sản sinh ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người. Nó xuất phát từ những hoạt động như vệ sinh cá nhân, giặt giũ, nấu ăn, vệ sinh nhà cửa,… Nguồn gốc của chúng thường có thể đến từ những nơi sinh sống của con người như nhà ở, khu dân cư, khu vui chơi, trung tâm thương mại,…

2. Thành phần của nước thải sinh hoạt

Trên thực tế thành phần trong nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người rất đa dạng. Cụ thể:

  • Nước thải sinh hoạt tùy theo từng nơi, tuy nhiên nó thường chứa các chất tẩy rửa, thực phẩm dư thừa, chất vô cơ,… Trong đó các chất hữu cơ và vô cơ chiếm tỷ lệ nhiều có thể đạt tới mức 60%.
  • Theo như nghiên cứu các chất hữu cơ gồm có chất béo, ure, protein, ure… Còn với chất vô cơ chứa cát, túi nilon, kim loại nặng, thủy tinh,…
  • Bên cạnh đó, nó còn chứa một lượng lớn các hóa chất đã qua sử dụng như thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, mỹ phẩm,…
  • Ngoài những chất nêu trên nước thải sinh hoạt còn chứa hàm lượng lớn Photpho, Nito, BOD5,…
  • Nguồn nước thải này còn có chứa lượng lớn giun sán, vi khuẩn, các chất hữu cơ gây bệnh.

3. Phân loại nước thải sinh hoạt hiện nay

Nguồn nước được thải ra từ quá trình sinh hoạt được chia thành các loại như sau:

3.1. Nước thải từ những khu vệ sinh

Đây là nước được sinh ra từ khu vực nhà vệ sinh, toa lét và có chứa nồng độ các chất gây nguy hiểm cực cao. Không những vậy các chất hữu cơ có trong nước tiểu, phân còn chứa virus gây bệnh và cặn lơ lửng. Một số thành phần ô nhiễm thường được tìm thấy trong nước thải khu vệ sinh như COD, Nito, Photpho,…

Ngoài ra, nó còn chứa lượng lớn cả P, N. Chúng không được loại bỏ hoàn toàn sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng. Do tính nguy hiểm tới môi trường nên nước thải vệ sinh sẽ được thu gom và xử lý trong các bể tự hoại. Sau đó mới mang đi để xử lý theo như đúng quy trình giảm thiểu mức độ gây hại.

3.2. Nước thải sinh ra từ những hoạt động sinh hoạt khác

Một số những hoạt động khác cũng tạo thành nguồn nước xả thải sinh hoạt như:

  • Nhà bếp: Đặc trưng của nước thải dạng này là có chứa cặn thức ăn, nhiều dầu mỡ, rác, chất hữu cơ,… Tuy vậy nhưng chúng lại rất dễ phân hủy và chứa ít chất độc hại với con người và môi trường xung quanh.
  • Khu vực tắm giặt: Nước thải từ đây có chứa nhiều hóa chất tẩy rửa. Tuy nhiên, hàm lượng không nhiều nên ít ảnh hưởng tới sức khỏe con người trong quá trình sử dụng. Bởi thành phần ô nhiễm của chúng cũng không đáng kể. Thế nhưng các hóa chất này sau khi sử dụng lại có thể bị biến đổi chất nên có thể nguy hiểm hơn. Do đó cần phải có cách xử lý nước thải sinh hoạt khu vực tắm giặt để tránh ảnh hưởng tới quá trình xử lý chung.

4. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới con người và môi trường

Phần nước thải nếu không được xử lý sẽ có tác động trực tiếp tới con người và môi trường. Cụ thể

4.1. Đối với con người

  • Thiếu nguồn nước sạch: Có thể dễ dàng nhận thấy nhất chính là nước thải ô nhiễm sẽ gây ra nguy cơ thiếu nước sạch để sử dụng.
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe: Trong nước thải sinh hoạt có chứa kim loại nặng, chất độc nên có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người. Đối với trường hợp nhẹ nó chỉ gây ra đau đầu, dị ứng, ngộ độc,… Tuy nhiên, nặng nề hơn là dẫn đến các bệnh hiểm nghèo như đột biến gen, ung thư,… Ngoài ra, những hợp chất hữu cơ trong chất tẩy rửa cũng có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người. Các vi khuẩn có trong nước thải sinh hoạt cũng là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư, bại liệt, thương hàn,…

4.2. Đối với môi trường

Nước thải sinh hoạt có ảnh hưởng lớn tới môi trường và sự sinh tồn của các loài sinh và động vật như sau:

  • Môi trường đất: Ngấm vào đất gây ô nhiễm và khiến cho cây cối ảnh hưởng nhiễm bệnh. Nếu tình trạng xả nhiều có thể ảnh hưởng xấu tới nguồn nước ngầm.
  • Không khí: Mùi hôi từ mương, kênh rạch, sông ngòi chưa qua xử lý sẽ khiến không khí chứa mùi khó chịu.
  • Ảnh hưởng nước: Nước thải từ hoạt động sinh hoạt thường được xả trực tiếp ra nước các vùng ngòi, kênh,… Nên sẽ tác động tới vùng nước ngầm gây hôi thối cho người dân và ảnh hưởng đến đời sống của thủy hải sản.

5. Ánh Dương composite giúp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả và tiết kiệm

Giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng bồn composite của Ánh Dương. Đây là một lựa chọn thông minh và bền vững. Để hiểu rõ hơn về lợi ích và cách thức hoạt động của hệ thống này, hãy cùng tôi tìm hiểu kỹ hơn nhé.

  • Hiệu quả cao: Bồn composite được thiết kế tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giúp loại bỏ các chất ô nhiễm, vi khuẩn, tạp chất hiệu quả. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, an toàn cho môi trường.
  • Tiết kiệm chi phí: So với các phương pháp xử lý truyền thống, bồn composite có chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn. Đồng thời, tuổi thọ của bồn rất cao, giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, thay thế.
  • Bền bỉ: Chất liệu composite có khả năng chịu được các tác động của môi trường, hóa chất, nhiệt độ cao, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho sản phẩm.
  • Dễ lắp đặt: Bồn composite có trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển và lắp đặt, phù hợp với nhiều điều kiện địa hình khác nhau.
  • An toàn: Bồn composite không gây độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm.

Khi nước thải được xử lý sẽ giảm được tình trạng ô nhiễm và cải thiện sức khỏe con người. Khi không khí được cải thiện thì khả năng phát triển và sinh tồn của các loài động vật cũng tốt hơn. Có thể tận dụng chúng thành chất dinh dưỡng cho cây trồng để tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Nếu có nhu cầu cần tư vấn các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt hãy liên hệ ngay hotline 0944 724 688 của Ánh Dương nhé!

Bài viết liên quan

Nước sạch là gì? Làm thế nào để có nước sạch?

Nước sạch là gì? Làm thế nào để có nước sạch? Đây là tổng hợp những thắc mắc mà nhiều…

Tìm hiểu về quy trình xử lý nước đô thị

Một trong những loại nước có thành phần phức tạp cần được làm sạch trước khi xả ra môi trường…

Công nghệ xử lý nước cơ học và hóa lý phổ biến hiện nay

Thực tế, tùy theo mục đích sử dụng khác nhau như nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất mà các…