Trong các ngành sản xuất và chế biến công nghiệp thường thải ra môi trường lượng lớn nước thải có chứa hóa chất độc hại với môi trường. Loại nước thải này chứa hóa chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Vì vậy, việc xử lý nước thải này là cực kỳ cần thiết.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn về nước thải công nghiệp là gì? Đồng thời Ánh dương Composite chia sẻ về những phương pháp xử lý nước thải từ công nghiệp hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay.
1. Khái niệm Nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp là chất thải của các nhà máy, xí nghiệp, xưởng chế biến sau quá trình sản xuất. Nước thải được hình thành sau quá trình chùi rửa thiết bị máy móc. Bên cạnh đó, loại nước thải này cũng bao gồm nước thải từ sinh hoạt hàng ngày của công nhân nhà máy.
Nước thải từ công nghiệp chứa nhiều thành phần hóa học độc hại khác nhau tùy vào lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, trên cơ bản, nước thải công nghiệp đều chứa nhiều loại ion kim loại như Hg2, Pb2, Fe3… và một số loại hóa chất hữu cơ như axit béo, dầu mỡ, phốt pho…
2. Phân loại nước thải từ công nghiệp
Nước thải công nghiệp được chia thành hai loại chính như sau:
- Nước thải công nghiệp không bẩn: Đây là loại nước thải được hình thành sau quá trình ngưng tụ hơi nước, nước làm giảm nhiệt máy móc thiết bị hoặc của các trạm làm lạnh.
- Nước thải công nghiệp bẩn: Đây là loại nước thải hình thành từ hoạt động vệ sinh thiết bị, máy cũng như nước thải từ sinh hoạt của công nhân.
3. Những phương pháp xử lý nước thải công nghiệp
Để xử lý nước thải công nghiệp có rất nhiều phương. Mỗi loại nước thải được thải từ những lĩnh vực sản xuất khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải từ công nghiệp được áp dụng phổ biến.
Phương pháp hóa học
Phương pháp hóa học là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong để loại bỏ tạp chất và cặn hóa chất có trong nước thải. Phương pháp này có hiệu quả nhanh chóng, dễ thực hiện và vận hành. Tuy nhiên, phương pháp xử lý nước thải này lại có giá thành tương đối cao. Trong quá trình xử lý có khả năng gây ra tình trạng ô nhiễm thứ cấp.
Phương pháp hóa học ứng dụng phản ứng oxy hóa xử và trung hòa để loại bọc tạp chất. Phương pháp này được ứng dụng tại các nhà máy in ấn, nhà máy xi mạ hoặc những loại nước thải có nồng độ axit cao.
Phương pháp sinh học
Phương pháp xử lý nước thải sinh học sử dụng vi sinh vật để phân hủy hợp chất hữu cơ tồn tại trong nước thải. Phương pháp này ứng dụng biện pháp hiếu khí và kỵ khí để khử tạp chất. Phương pháp sinh học được sử dụng để xử lý nước thải trong ngành chế biến thực phẩm như sản xuất bia, rượu, mì ăn liền hay chế biến cà phê.
Phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học được dùng để xử lý loại nước thải có chứa những tạp chất có kích thước lớn . Phương pháp này được ứng dụng trong ngành sản xuất sơn, sản xuất giấy, xi mạ hoặc những ngành sản xuất sinh ra kim loại nặng.
Phương pháp hóa lý
Phương pháp hóa lý ứng dụng công nghệ keo tụ tạo bông và công nghệ trích ly pha lỏng để xử lý nước thải. Phương pháp này thường được sử dụng để loại bỏ những hóa chất khó xử lý khỏi nước thải.
Phương pháp điện hóa
Phương pháp này có khả năng loại bỏ triệt để hóa chất độc hại khỏi nước thải. Bằng cách sử dụng năng lượng hóa học và năng điện, phương pháp này có hiệu quả cao. Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp này cần có sự hiểu biết về công nghệ kỹ thuật cũng như cách vận hành.
Phương pháp điện hóa thường ứng dụng hai loại công nghệ để xử lý hóa chất trong nước thải. Đó là công nghệ oxy hóa điện hóa và công nghệ keo tụ điện hóa.
Có thể bạn quan tâm:
- Xử lý nước thải tại nguồn
- Xử lý nước thải khu công nghiệp
- Tìm hiểu Bồn composite trong hoạt động xử lý nước thải
Trên đây là những chia sẻ về nước thải công nghiệp và các phương pháp xử lý nước thải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại nước thải từ công nghiệp và các phương pháp xử lý.