Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay thì có rất nhiều cách để xử lý khí thải công nghiệp. Thông qua việc này sẽ giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của môi trường và sức khỏe con người. Hãy cùng Ánh Dương tìm hiểu hệ thống xử lý khí thải công nghiệp trong bài viết dưới đây.
1. Nguồn gốc của khí thải công nghiệp
Những hoạt động công nghiệp đang ngày càng phát triển và góp phần quan trọng giúp thúc đẩy kinh tế. Nhưng đi cùng với sự phát triển đó lại là khí thải phát sinh. Sau đây là một số ngành thường xuyên sản sinh ra các loại khí độc hại:
- Ngành công nghiệp hóa chất: các loại chất độc hại như phenol, xyanua,… Làm cho việc làm sạch không khí trong ngành này rất phức tạp.
- Sản xuất xi măng: quá trình sản xuất ra xi măng thường phát sinh ra các chất độc hại như là bụi mịn, NOx, CO2, SOx,… ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường sống.
- Công nghiệp thép: Sản xuất thép sản sinh ra CO, NOx, SOx cùng một số chất hữu cơ khác. Chúng đều là chất độc hại với môi trường.
- Sản xuất điện: Việc đốt cháy các nhiên liệu như dầu mỏ, than, khí đốt thường phát sinh ra NOx, SOx,.. gây ô nhiễm không khí.
Có thể nói, giảm thiểu khí thải công nghiệp độc hại từ các ngành công nghiệp là một thách thức lớn. Nó đòi hỏi sự chung tay và quản lý chặt chẽ của các tổ chức có liên quan. Đây cũng là điều rất cần thiết bắt buộc cần phải làm để bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta.
2. Vì sao cần có hệ thống xử lý khí thải công nghiệp?
Có rất nhiều lý do mà chúng ta cần phối hợp để làm sạch không khí. Chẳng hạn như:
- Mục tiêu phát triển bền vững: Việc phát triển lâu dài cần đòi hỏi cả bảo vệ môi trường và không đánh đổi bằng sức khỏe con người dài hạn. Nên việc xử lý khí thải sẽ ngăn chặn ô nhiễm trong tương lai.
- Giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng: khí thải từ các nhà máy, doanh nghiệp nếu không được xử lý sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng. Chẳng hạn như ung thư, viêm da, viêm mũi, viêm phổi,…
- Gây ô nhiễm môi trường nặng nề: xử lý đúng khi thải theo quy định sẽ cải thiện được tình trạng ô nhiễm đang diễn ra hiện nay.
Ngoài ra việc áp dụng các công nghệ xử lý hoàn khí thải còn giúp loại bỏ bụi mịt. Nhờ đó cung cấp không khí trong sạch, mát mẻ và giảm nhiệt độ cho không gian.
3. Một số hệ thống xử lý khí thải công nghiệp phổ biến hiện nay
Tùy theo thành phần của dòng khí mà bạn có thể chọn phương pháp xử lý sao cho phù hợp. Cụ thể, dưới đây là một số hệ thống xử lý đang vận hành hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Phương pháp hấp thụ
Đây là một giải pháp hiệu quả để loại bỏ các chất ô nhiễm có trong khí thải. Phương pháp sẽ sử dụng các chất hấp thụ nhằm giữ lại khí độc và áp dụng trong các tác xử lý có cấu trúc phần lõi. Bao gồm có vách ngăn, màng lọc, dàn phun sương,…
Khí sẽ được đưa từ dưới lên còn dung dịch thì từ trên xuống. Tất cả tạo thành dòng bơm ly tâm. Qua đó loại bỏ khí độc hại và bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của
Phương pháp hấp phụ
Việc xử lý sẽ dựa trên việc dùng vật liệu hấp phụ. Nó thường dùng trong khí thải có mùi hoặc hơi dung môi. Phương pháp được cho là mang lại hiệu quả lên tới 99%. Nguyên lý hoạt động là dùng các vật liệu hấp phụ để hút khí ô nhiễm trong khí thải.
Sử dụng phương pháp sinh học
Đây là cách hiệu quả để xử lý mùi hôi có trong khí thải Và những hợp chất có nồng độ này hơi thấp. Phương pháp sẽ sử dụng vi sinh vật để tiêu hủy hoặc phân hủy khí thải. Vi sinh vật sẽ hấp thụ và chuyển hóa thành những chất vô hại.
3.2. Hệ thống xử lý khí thải công nghiệp bằng phương pháp ướt
Phương pháp này là sẽ dùng khí thải với chất lỏng tiếp xúc với nhau. Thường sẽ dùng nước để dùng giữ hạt bụi và tách chúng ra khỏi khí dưới dạng bùn. Nó có nhiều ưu điểm là lọc được tối đa hạt bụi cho dù có kich thước nhỏ. Đồng thời chi phí thấp, dễ bảo trì, vận hành và hoạt động đơn giản.
3.3. Phương pháp đốt
Đây là cách phù hợp để xử lý khí CO và các loại khí dễ cháy. Nó thường dùng bình nén khí và đốt. Vậy nên thích hợp cho khí thải không thu hooid và tái sinh được. Sau khi sinh ra hơi nước thì khí CO2 và các loại khí độc hại sẽ bị loại bỏ. Phương pháp sẽ được thực hiện bằng 2 cách đó là đốt cháy khí thải hoặc sử dụng các chất xúc tác để tạo lửa.
3.4. Hệ thống xử lý khí thải công nghiệp bằng cách ngưng tụ
Nguyên lý của phương pháp là sẽ ngưng tụ các chất khí thải thành dạng lỏng. Ưu điểm là mang đến hiệu quả thực hiện cao với những môi trường có khí thải dễ ngưng tụ. Với độ tinh khiết cao nên khi kết thúc quá trình có thể tận dụng được thành một số nguyên liệu để sản xuất các bước khác.
4. Hệ thống xử lý khí thải công nghiệp bằng tháp composite tại Ánh Dương Composite
Hệ thống xử lý khí thải công nghiệp bằng tháp composite là một giải pháp hiệu quả để loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi khí thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về hệ thống này:
1. Khái niệm và nguyên lý hoạt động:
Khái niệm:
-
- Tháp xử lý khí thải composite là thiết bị sử dụng vật liệu composite (như sợi thủy tinh, sợi carbon,…) để xây dựng tháp, kết hợp với các phương pháp xử lý khí thải như hấp thụ, hấp phụ, hoặc lọc ướt.
- Hệ thống này được thiết kế để loại bỏ các chất ô nhiễm như bụi, khí độc, hơi hóa chất, và các chất gây ô nhiễm khác từ khí thải công nghiệp.
Nguyên lý hoạt động:
-
- Khí thải ô nhiễm được dẫn vào tháp từ phía dưới.
- Trong tháp, khí thải tiếp xúc với các chất xử lý (như dung dịch hấp thụ, vật liệu hấp phụ, hoặc nước phun).
- Các chất ô nhiễm bị giữ lại hoặc phản ứng với chất xử lý, trong khi khí sạch được thải ra ngoài.
- Tùy vào từng loại khí thải mà sẽ có những phương pháp xử lý khác nhau.
2. Ưu điểm của tháp composite:
- Khả năng chống ăn mòn cao: Vật liệu composite có khả năng chịu được môi trường ăn mòn, hóa chất và thời tiết khắc nghiệt, giúp tăng tuổi thọ của thiết bị.
- Độ bền và độ cứng cao: Tháp composite có độ bền cơ học cao, chịu được áp lực và va đập, đảm bảo hoạt động ổn định.
- Trọng lượng nhẹ: So với các vật liệu truyền thống như thép, composite có trọng lượng nhẹ hơn, giúp dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.
- Thiết kế linh hoạt: Composite có thể được tạo hình linh hoạt, cho phép thiết kế tháp theo yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng.
- Hiệu quả xử lý cao: Các hệ thống xử lý khí thải bằng tháp composite có thể đạt hiệu quả xử lý cao, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.
3. Ứng dụng:
- Xử lý khí thải từ các nhà máy hóa chất, nhà máy sản xuất phân bón, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất giấy, nhà máy xử lý nước thải, và các ngành công nghiệp khác.
- Loại bỏ các chất ô nhiễm như SOx, NOx, HCl, NH3, H2S, bụi, hơi hóa chất, và các chất gây ô nhiễm khác.
4. Các loại tháp xử lý khí thải composite:
- Tháp hấp thụ: Sử dụng dung dịch hấp thụ để loại bỏ các chất ô nhiễm.
- Tháp hấp phụ: Sử dụng vật liệu hấp phụ để giữ lại các chất ô nhiễm.
- Tháp lọc ướt: Sử dụng nước phun để loại bỏ bụi và các chất ô nhiễm khác.
- Đi đến sản phẩm: https://boncomposite.com/thap-xu-ly-khi-thai/
5. Lưu ý khi lựa chọn và vận hành:
- Lựa chọn loại tháp và vật liệu composite phù hợp với loại khí thải và điều kiện vận hành.
- Đảm bảo hệ thống được thiết kế và lắp đặt đúng kỹ thuật.
- Thực hiện bảo trì và vệ sinh định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
- Tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn lao động.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý khí thải công nghiệp bằng tháp composite.
Có thể nói hệ thống xử lý khí thải công nghiệp chính là bước quan trọng để bảo vệ môi trường. Hiện nay cũng có nhiều phương pháp khác nhau được ứng dụng. Vậy nên, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn nhé!