Trang chủ » Giải pháp xử lý nước thải ngành nuôi trồng thủy sản

Giải pháp xử lý nước thải ngành nuôi trồng thủy sản

Có thể nói nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế rất lớn nhưng sự đa dạng và phát triển nhanh của ngành này lại gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy mà việc cần phải có một giải pháp xử lý nước thải ngày nuôi trồng thuỷ sản là rất quan trọng.

1. Các giải pháp xử lý nước thải ngành nuôi trồng thủy sản

Để xử lý vấn đề nguồn chất thải từ những hồ tôm cá thâm canh, các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều biện pháp để làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bao gồm:

1.1. Phương pháp xử lý hóa học

Phương pháp này sẽ sử dụng một số hóa chất đưa vào bên trong môi trường nước thải và tham gia vào quá trình oxy hóa. Nó sẽ giúp khử các vật chất gây ô nhiễm hoặc gây ra trung hòa tạo chất kết tủa hoặc tham gia vào cơ chế phân hủy.

Phương pháp oxy hóa thường được dùng nhiều hơn trong xử lý nước thải ngành thủy sản. Bởi vì các hóa chất sẽ có khả năng oxy hóa nhanh và cũng phổ biến trên thị trường. Trong quá trình oxy hóa những chất gây ô nhiễm sẽ được xử lý để trở thành chất ít ô nhiễm hơn sau đó tách ra khỏi nước.

Tuy nhiên quá trình này sẽ tốn một lượng hóa chất lớn và khó định hướng được điều lượng, cách sử dụng. Vậy nên không phù hợp với xu hướng phát triển ứng dụng công nghệ xanh về lâu dài trong tương lai. Chính vì thế nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các tập chất gây ô nhiễm trong nước thải không thể tách ra được bằng những phương pháp khác.

Bên cạnh đó một trong những phương pháp hóa học được đánh giá cao hiện nay đó là Purolite. Khi sử dụng nó sẽ xử lý các chất ô nhiễm lớn lực hòa tan trong nước. Sau đó các hóa chất sẽ lắng xuống bên dưới đấy và được loại bỏ ra bên ngoài.

1.2. Phương pháp xử lý nước thải thủy hải sản sinh học

Đây là phương pháp áp dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật trong nước phân hủy các chất gây ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải. Những vi sinh vật này sẽ sử dụng một số chất khoáng, hợp chất hữu cơ và muối dinh dưỡng là thức ăn và tạo ra năng lượng để chúng phát triển.

Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan, chất phân tán nhỏ hoặc chất lắng tụ trên nền đáy, keo,… Sản phẩm cuối cùng của phương pháp sinh học là nước, CO2, nito, ion sunlfat,… Nói chung sẽ tùy vào tính chất hoạt động của vi sinh vật và quá trình sinh học có thể xảy ra trong điều kiện yếm khí hoặc hiếu khí.

  • Quá trình xử lý nước thải sinh học kỵ khí: Là quá trình phân hủy các chất vô cơ và hữu cơ trong điều kiện không có oxy hòa tan bởi các sinh vật kỵ khí.
  • Quá trình xử lý nước thải thủy hải sản sinh học hiếu khí: Đây là quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy hòa tan và được thực hiện bởi các sinh vật hiếu khí.
  • Quá trình xử lý nước thải sinh học tự nhiên: Là tổng hợp của quá trình sinh hóa và hóa lý xảy ra tự nhiên ở trong nước và đất. Nó được thực hiện bởi sự tác động của oxy hòa tan và động thực vật có trong nước. Đây được xem là quá trình làm sạch hoàn toàn tự nhiên.

1.3. Phương pháp xử lý cơ học hay còn gọi là vật lý

Được áp dụng để loại bỏ tạp chất không tan cả vô cơ và hữu cơ trong nước thải. Phương pháp này thường được dùng trong giai đoạn đầu trong quá trình xử lý. Nguyên liệu dược dùng và vật chắn, hệ thống cơ học và hệ thống lắng.

  • Vật chắn: Loại bỏ các chất hữu cơ thô, rắn để đưa nước thải đến các công đoạn tiếp theo.
  • Hệ thống lắng: Được dùng tách các vật lơ lửng. Nguyên tắc hoạt động dựa trên sự khác nhau về trọng lượng của các hạt vật lơ lửng. Quá trình này được đánh giá là có thể loại bỏ 90-99% lượng cặn.
  • Dùng hệ thống lọc: Dùng để loại bỏ chất cặn lơ lửng còn lại sau khi lắng và ác vật chất hữu cơ nhỏ trong công đoạn phân hủy.

1.4. Phương pháp xử lý nước thải ngành thủy hải sản hóa lý

Nước thải sẽ được đưa vào chất phản ứng nào đó để phản ứng với các tập chất bẩn có trong nước thải. Qua đó loại bỏ chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc hòa tan không gây độc hại.

Phương pháp này dựa trên cơ sở của quá trình tách ly, keo tụ, hấp thu, trao đổi ion, bay hơi hoặc cô đặc để làm loại bỏ chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải và nước cấp. Trong quá trình nuôi thủy hải sản như tôm quá trình hấp thụ này ít được dùng. Thường nó sẽ được dùng để làm sạch các hợp chất hòa tan nhưng ít bị phân hủy hơn sau sinh hoặc cơ học.

2. Tư vấn bọc phủ composite chống thấm và bồn composite xử lý nước thải tại Ánh Dương

Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia kỹ thuật Ánh Dương đã thiết kế, tư vấn và thi công rất nhiều các công trình xử lý nước thải đạt chuẩn với mức phí tối ưu nhất trên cả nước. Hãy liên hệ ngay hotline 0944 724 688 của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn các giải pháp xử lý nước thải phù hợp nhất với nhu cầu của mình bạn nhé!

Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương
Chuyên xử lý nước thải và sản xuất Bồn composite uy tín tại Việt Nam
Địa chỉ văn phòng: 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng sản xuất: Cầu Tây, Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội.
Hotline: 0944.724.688

Bài viết liên quan

Tháp hấp phụ khí thải giá tốt tại Hà Nội

Khí thải được phát sinh từ các xưởng sản xuất, khí đốt có chứa rất nhiều thành phần độc hại….

Ứng dụng bọc phủ composite trong công nghiệp

Có thể nói bọc phủ composite (frp) được ưa chuộng trong lĩnh vực công nghiệp nhất hiện nay. Bởi nó…

Các loại bồn chứa xăng dầu phổ biến hiện nay

Những nguyên liệu có khả năng gây cháy nổ trong quá trình di chuyển là mối lo ngại lớn cho…