Xử lý khói thải công nghiệp chính là quá trình để loại bỏ cũng như giảm thiểu các thành phần có hại. Nó thường phát sinh từ các hoạt động như đốt cháy, sản xuất công nghiệp. Mục tiêu của quá trình này chính là bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn các phương pháp xử lý khói bụi phổ biến nhất.
1. Xử lý khói và khí thải ra môi trường
Xử lý khí thải công nghiệp là một quá trình để giảm thiểu hoặc loại bỏ các thành phần ô nhiễm có trong khói thải. Nó được phát sinh từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất, đốt cháy nguyên liệu,… Mục tiêu của quá trình này chính là bảo vệ môi trường bằng cách làm cho khí thải bớt độc hại hơn.
1.1. Các thành phần ô nhiễm có trong khí thải công nghiệp
Tùy theo từng ngành nghề mà lượng phát sinh thành phần của khí thải cũng khác nhau. Cụ thể:
NOx: Được tạo ra trong quá trình đốt cháy các nhiên liệu ở nhiệt độ cao. Nó có thể gây ra ô nhiễm và gây hại tới sức khỏe của con người.
SO2: Sản sinh khi đốt cháy dầu, than đá. Đây là chất gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe hô hấp.
CO: Là sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn của nhiên liệu. CO có thể gắn kết được với tế bào hồng cầu trong máu gây thiếu hụt lượng oxy trong cơ thể.
CH4: Nó mạnh hơn CO2 rất nhiều lần và thường phát sinh trong quá trình sử dụng hoặc sản xuất nhiên liệu hóa thạch.
CO2: Đây là khí phát sinh trong khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Nó góp phần vào biến đổi khí hậu và gia tăng nhiệt độ.
BC: Là dạng của bụi, cacbon đen sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu.
Cl2: Xuất hiện trong một số ngành công nghiệp như hóa chất.
VOCs: Là chất hữu cơ dễ bay hơi phát sinh trong quá trình sản xuất mực in, sơn, hóa chất,…
Bụi và cặn bụi: Khói khí thải thường có chứa bụi cặn, bụi trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.
1.2. Những nguồn phát sinh khí thải công nghiệp hiện nay
Sau đây là một số nguồn phát sinh khói thải trong công nghiệp hiện nay:
- Lò hơi đốt củi, đốt than, đốt vải, đốt dầu diesel,…
- Lò nấu nhôm, đồng tái chế.
- Lò đốt rác thải công nghiệp.
- Lò sấy đốt củi, than.
- Khói hàn.
- Quá trình lắp ráp và sản xuất các thành phần điện tử.
- Khai thác, xử lý, sản xuất dầu, khí đốt.
- Sản xuất giấy, bột giấy.
- Sơn, sản xuất ô tô.
- Quy trình xử lý nước.
2. Các phương pháp xử lý khói công nghiệp phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều công nghệ được áp dụng để xử lý khói trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Dưới đây là một số hệ thống phổ biến nhất mà Ánh Dương đã tổng hợp:
- Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ: Lọc qua hệ thống lọc khí, chủ yếu dùng nước để hòa tan khí độc hại.
- Tháp hấp phụ khói thải: Xử lý bằng phương pháp hấp thụ kết hợp cùng tháp hấp phụ than hoạt tính.
- Hệ thống xử lý khói bằng phương pháp tĩnh điện: Có hai dạng khô và ướt được dùng trong hai môi trường nhiệt độ thấp và cao. Nó hoạt động bằng cách dùng tĩnh điện để hút bụi.
- Hệ thống xử lý bụi khí thải bằng công nghệ Plasma: Lọc bụi sau đó xử lý trong buồng plasma để làm sạch dòng khí có khói, bụi, tạp chất.
3. Vì sao cần phải xử lý khói thải trong công nghiệp?
Việc xử lý các khói thải trong công nghiệp rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Cụ thể:
3.1. Bảo vệ môi trường
Khói thải công nghiệp có thể gây ra ô nhiễm nguồn không khí. Các chất ô nhiễm có thể gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu, ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Nhất là ảnh hưởng tới đời sống của thực, động vật và các sinh vật biển.
3.2. Để bảo vệ sức khỏe cho con người
Trong khói của khí thải công nghiệp chứa nhiều bụi, hạt bụi cùng các chất gây ô nhiễm như SO2, NOx, CO cùng một số hợp chất hữu cơ độc hại. Đây chính là các chất gây hại cho sức khỏe con người dẫn đến các vấn đề như tim mạch, hô hấp,…
3.3. Giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định môi trường
Khói thải công nghiệp khi thải ra mà không được xử lý có thể gây ra ô nhiễm không khí. Hầu hết các quốc gia đều có quy định nghiêm ngặt trong quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp. Vậy nên việc xử lý khói thải chính là cách để doanh nghiệp tuân thủ quy định. Đồng thời tránh việc vi phạm pháp luật.
3.4. Tạo ra nguồn năng lượng và tài nguyên tái tạo
Trong một số trường hợp quá trình xử lý khí thải có thể tạo ra tài nguyên tái tạo hoặc các năng lượng. Ví dụ như nhiệt năng từ việc đốt rác hay phát sinh khối từ rừng, cây cỏ. Điều này rất có lợi nhất là ở thời điểm các nguồn năng lượng từ tự nhiên dần cạn kiệt.
3.5. Giảm thiểu tác động lên khí hậu
Việc xử lý khói thải có thể giúp giảm thiểu tác động lên môi trường.Bằng cách không làm ảnh hưởng tới nhà kính và các chất ô nhiễm. Ngoài ra, một số quy trình để xử lý khói thải có thể tạo ra sản phẩm phụ hoặc các nguyên liệu tái chế để giảm lượng chất thải và tận dụng được tài nguyên.
4. Đơn vị xử lý khói và khí thải ra môi trường tốt nhất hiện nay
Công ty Cổ phần Composite và Công nghệ Ánh Dương tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp xử lý khói và khí thải chất lượng cao tại Việt Nam. Với chuyên môn và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực composite, công ty đã không ngừng phát triển các hệ thống xử lý khí thải hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường khắt khe.
Hệ thống xử lý của Ánh Dương không chỉ có độ bền cao, vận hành dễ dàng mà còn được thiết kế linh hoạt, phù hợp với mọi nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần tạo nên môi trường xanh, sạch và bền vững.
Với phương châm chất lượng tạo nên sự uy tín mỗi dự án xử lý khí thải Ánh Dương đều thực hiện bằng cả sự tâm huyết. Chúng tôi cam kết mọi sản phẩm đều được ứng dụng từ những giải pháp và công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Nếu có nhu cầu tư vấn hay lắp đặt hệ thống xử lý khói hay khí thải hãy liên hệ hotline của chúng tôi số nhé!