Trang chủ » Bồn xử lý nước thải bệnh viện uy tín tại Hà Nội

Bồn xử lý nước thải bệnh viện uy tín tại Hà Nội

Nước thải bệnh viện có thể chứa các chất độc hại như chất độc hóa học, mầm bệnh, đồng vi phóng xạ,… Do đó nước thải bệnh viện có thể gây ra sinh học, hóa học và vật lý ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì thế việc bồn xử lý nước thải bệnh viện rất quan trọng để giúp nước thải đạt đủ tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường.

1. Tại sao nên xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện

Lượng bệnh nhân và số giường bệnh ngày càng gia tăng do dân số và công suất phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao. Vì vậy hệ thống bồn xử lý nước thải bệnh viện cần phải được nâng cấp, sửa chữa, lắp đặt để phù hợp với quy mô phát triển và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đồng thời đảm bảo về các tiêu chuẩn, kỹ thuật, quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật môi trường.

Bên cạnh đó nước thải bệnh viện cần phải xử lý bởi:

  • Về kinh tế: Góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
  • Về xã hội: Giảm tác động đến sức khỏe cộng đồng, môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tác động tới môi trường.

Ngoài ra, bồn xử lý nước thải bệnh viện còn giúp nhanh chóng giải phóng nồng độ ô nhiễm có trong nước thải trước khi thải chúng ra môi trường bên ngoài. Hơn nữa, một hệ thống hiện đại, tiên tiến này còn sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn so với những phương pháp xử lý thông thường như:

  • Chi phí vận hành không quá cao.
  • Tiêu thụ ít hóa chất, dễ lắp đặt và bảo trì.
  • Vận hành dễ dàng với hệ thống điều khiển chuyên nghiệp.
  • Tính linh hoạt cao với công nghệ xử lý chịu được tải trọng ô nhiễm.

2. Tác hại của nước thải bệnh viện

Như chúng ta đều biết nước thải bệnh viện được phát sinh từ các bệnh viện. Nó chứa các độc tố gây hại như các vi khuẩn, virus gây bệnh và các chất hóa học gây hại. Chính vì thế nước thải bệnh viện nếu không xử lý sẽ chứa nhiều nguồn lây bệnh, chất vật lý và hóa học gây hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường. Như vậy việc xử lý nước thải bệnh viện trước khi xả ra ngoài tự nhiên là cần thiết và phải được ưu tiên trong quá trình phát triển cũng như xây dựng bệnh viện.

3. Nguồn phát sinh nước thải của bệnh viện

Nước thải bệnh viện được hình thành từ 2 nguồn chính đó là từ nước thải sinh hoạt và y tế. Trong đó:

  • Nước thải y tế: Gồm dịch cơ thể, máu, nước thải từ phòng xét nghiệm, sản nhi, pha chế thuốc, rửa vết thương,…
  • Nước thải sinh hoạt: Giặt quần áo cán bộ, bệnh nhân, công nhân của bệnh viện; giặt chăn màn, khăn lau, vệ sinh, rửa bát đũa, thực phẩm, lau chùi, làm sạch phòng bệnh,…

Nhìn chung, đặc điểm của các loại nước thải này là có chứa nhiều tạp và hóa chất. Chẳng hạn như chất tẩy rửa, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng,… đặc biệt là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, mầm bệnh sinh học, chất phóng xạ độc hại.

4. Sơ đồ bồn xử lý nước thải bệnh viện

Sau đây là các loại bồn trong quy trình xử lý nước thải cho bệnh viện chi tiết:

4.1. Bể thu gom

Có tác dụng tập trung nước thải bệnh viện lại một chỗ. Trước khi đến bể nước thải sẽ được đi qua lưới để loại bỏ các chất có kích thước lớn và rác thô. Sau đó nước từ bể thu được sẽ bơm sang bể điều hòa.

4.2. Bồn điều hòa

Bởi tính chất của nước thải bệnh viện khác với nước thải bình thường nên cần xây dựng bể điều hòa. Nó có tác dụng điều hòa và làm ổn định nồng độ trước khi thải ra các công đoạn sau. Bên cạnh đó bể điều hòa còn có tác dụng khác như: 

  • Tránh sự biến động hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước thải.
  • Không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học.
  • Tránh lắng cặn, ổn định nồng độ, giảm mùi hôi nhờ có hệ thống thổi khí trong bể điều hòa.
  • Tránh để hệ thống xử lý nước thải bị quá tải để tạo điều kiện cho các công trình phía sau được ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao nhất.
  • Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng ổn định vào các bể kế tiếp.

4.3. Bể sinh học kỵ khí

Nước thải sau khi được ổn định lưu lượng, điều hòa sẽ được chuyển sang bể kỵ khí. Tại đây nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ ở môi trường yếm khí giúp các vi sinh vật yếm khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời chuyển hóa các chất ô nhiễm trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cho tế bào và làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải.

4.4. Bồn sinh học thiếu khí

Nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng như photpho và nitơ. Đây là hai loại chất gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa với nguồn tiếp nhận có thể gây ảnh hưởng xấu tới môi trường nước. Vậy nên cần phải loại bỏ trước khi đưa chúng vào nguồn tiếp nhận.

4.5. Bể hiếu khí

Có chức năng chuyển hóa amoni có trong nước thải thành Nitrat và Nitrit. Sau quá trình này sẽ làm giảm nồng độ nitrat, amoni có trong nước thải để giúp chúng đạt tiêu chuẩn đầu ra.

4.6. Bồn lắng sinh học

Giúp tách bùn ra khỏi nước, phần nước được tập trung ở bể lắng và thu gom bởi ống nước. Còn lại bùn sẽ được tuần hoàn 1 phần về bể chứa bùn còn 1 phần về bể điều hòa để tiếp tục quy trình xử lý.

4.7. Bể khử trùng

Phần nước sau lắng được thu, dẫn sang bể khử trùng được dùng để khử khuẩn và tiêu diệt coliform trong nước trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

5. Sử dụng Bồn composite FRP để xử lý nước thải tại Bệnh Viện hiện đại hiệu quả

Bồn composite FRP đang ngày càng khẳng định vị thế là giải pháp hàng đầu trong việc xử lý nước thải, đặc biệt là tại các bệnh viện. Với những ưu điểm vượt trội về chất liệu và cấu tạo, loại bồn này không chỉ đảm bảo hiệu quả xử lý mà còn góp phần nâng cao chất lượng môi trường và an toàn sức khỏe.

Hình ảnh: Bồn xử lý nước thải Composite cho bệnh viện tại Ánh Dương Sản xuất

Tại sao nên chọn bồn composite FRP cho bệnh viện?

  • Khả năng chống ăn mòn tuyệt vời: Nước thải bệnh viện thường chứa nhiều chất hóa học, axit, kiềm… có tính ăn mòn cao. Bồn composite FRP với cấu trúc đặc biệt có khả năng chống chịu các tác động này một cách hiệu quả, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho sản phẩm.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển và lắp đặt: So với các loại bồn truyền thống, bồn composite FRP có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều, giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển và lắp đặt. Đồng thời, việc lắp đặt cũng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.
  • Độ bền cao, chịu được áp lực lớn: Bồn composite FRP có khả năng chịu được áp lực lớn và các tác động ngoại lực khác, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trong thời gian dài.
  • Không độc hại, an toàn với môi trường: Chất liệu composite FRP không chứa các chất độc hại, không gây ô nhiễm nguồn nước và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Tính thẩm mỹ cao: Bồn composite FRP có bề mặt nhẵn bóng, dễ vệ sinh và có tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên một không gian làm việc chuyên nghiệp và sạch sẽ.
  • Tuổi thọ cao: Với khả năng chống ăn mòn và chịu lực tốt, bồn composite FRP có tuổi thọ sử dụng lên đến 50 năm, giúp tiết kiệm chi phí thay thế và bảo trì.

Vừa rồi là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về bồn xử lý nước thải bệnh viện. Nếu như bạn cần tư vấn, báo giá và lắp đặt hệ thống xử lý nguồn nước thải hãy liên hệ hotline Ánh Dương số 0944 724 688 nhé!

Thông tin liên hệ

Địa chỉ xưởng sản xuất: Cầu Tây, Hữu Văn, Chương Mỹ, Hà Nội
Địa chỉ chính: 39 Lệnh Cư, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
Website: boncomposite.com
Hotline: 0944 724 688
Facebook: https://www.facebook.com/boncomposite.xulynuocthai

Bài viết liên quan

Thi công bọc composite rãnh nước, hố ga giá tốt năm 2025

Tính năng ưu việt của composite (frp) giúp cho rãnh nước và hố ga có độ bền, chống thấm, có…

Thi công hệ thống xử lý nước thải trọn gói năm 2025

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải rất cần thiết đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất….

Báo giá thi công hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cho năm 2025

Trên thực tế báo giá hệ thống xử lý nước thải công nghiệp sẽ khác nhau tùy theo từng ngành…