Do đặc tính chứa nhiều thành phần độc hại, nước thải y tế cần được thu gom và xử lý hiệu quả trước khi thải ra nguồn tiếp nhận, nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Sau đây, Ánh Dương sẽ chia sẻ tới bạn những phương pháp, quy trình xử lý nước thải y tế hiệu quả được dự đoán trong năm 2024.
Tầm quan trọng của xử lý nước thải y tế
Xử lý nước thải nói chung và xử lý nước thải y tế nói riêng là trách nhiệm của cá nhân và tổ chức để bảo vệ môi trường sống. Ngày nay, khi dịch bệnh, những căn bệnh quái ác đang ngày càng gia tăng nhanh chóng thì bệnh viện chính là nơi tiếp nhận và xử lý những ca bệnh như thế.
Chính vì thế, công cuộc giải quyết nước thải y tế cực kỳ quan trọng bởi những yếu tố sau:
- Bảo vệ môi trường sống là bảo vệ chính bản thân bạn. Khi nước thải được xử lý kịp thời và thải ra môi trường tự nhiên đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái bên ngoài.
- Bảo vệ sức khỏe chung cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng. Môi trường sống xanh là mơ ước của rất nhiều người trước sự ô nhiễm từ không khí, đất đai cho tới nguồn nước, mất mùa, thiên tai dịch bệnh xảy ra triền miên.
- Xử lý nước thải bệnh viện góp phần tiêu mầm mống vi khuẩn và virus gây bệnh truyền nhiễm ra môi trường bên ngoài.
Quy trình xử lý nước thải y tế tiêu chuẩn hiện nay
Công nghệ xử lý nước thải bao gồm các bước chính sau:
- Loại bỏ các chất lơ lửng có kích thước lớn trong nước và ổn định lưu lượng nồng độ các chất ô nhiễm bằng phương pháp cơ học.
- Sử dụng phương pháp phân hủy sinh học kết hợp với thiếu khí và hiếu khí 2 bậc (MBBR + lơ lửng) để loại bỏ các chất hữu cơ độc hại có trong nước thải. Nhằm mục đích là giảm lượng nitơ, photpho và các chất hữu cơ ô nhiễm như COD và BOD.
- Sử dụng phương pháp khử trùng để tiêu diệt vi sinh vật gây hại có trong nước.
Đảm bảo nước sau khi được xử lý đạt quy chuẩn xả thải QCVN 28:2010/BTNMT cho nước thải bệnh viện, phòng khám. Bùn thải sẽ được chuyển về bể chứa bùn và được hút đi định kỳ. Hệ thống xử lý được thiết kế kín để ngăn mùi và đặc biệt không gây tiếng ồn cho khu vực xung quanh bệnh viện.
5 phương pháp xử lý nước thải y tế phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều các giải pháp xử lý nước thải y tế. Trong bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn 5 công nghệ xử lý hiệu suất cao nhất.
Công nghệ xử lý AAO (A2O)
Phương pháp này kết hợp 3 quá trình sinh học để xử lý nước thải y tế. Nó được áp dụng cho các trường hợp nước thải y tế có mức độ ô nhiễm cao. Hệ thống chiếm ít diện tích, tiêu thụ điện năng thấp và giảm thiểu sự phát tán mùi hôi.
Công nghệ màng lọc sinh học MBR
Một lý do hàng đầu mà các bệnh viện, cơ sở y tế lựa chọn công nghệ MBR là khả năng tiết kiệm không gian. Công nghệ MBR được thiết kế để đáp ứng những vị trí khó lắp đặt như phòng khám và bệnh viện.
MBR là một công nghệ xử lý nước thải dựa trên quá trình sinh học. Trong hệ thống lọc, các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm như thuốc, hóa chất từ hoạt động y tế.
Sau quá trình phân hủy, nước được lọc thông qua màng MBR và vi sinh vật, các chất thải y tế sẽ bị kẹt lại ở bên ngoài. Nước thải y tế khi đó sẽ trở về trạng thái sạch và an toàn rồi được chuyển qua màng loại bỏ các tạp chất còn lại, đồng thời chúng được đưa vào bể chứa bùn.
Công nghệ hồ sinh học
Công nghệ hồ sinh học là phương pháp xử lý nước thải y tế với mức độ ô nhiễm thấp. Trong quá trình xử lý nước thải bằng hồ sinh học, vi sinh vật sẽ oxy trong nước thải để quang hợp đồng thời giúp phân hủy các chất hữu cơ.
Một điểm lợi thế của hồ sinh học ổn định là chi phí đầu tư thấp và quá trình vận hành đơn giản. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chiếm phần lớn diện tích đất để xây dựng.
Xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính
Phương pháp này thường được áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải có nồng độ amoni và chất hữu cơ cao. Sử dụng phương pháp này đạt hiệu quả tương đối cao, nhưng để áp dụng thành công, hệ thống cần có bể hiếu khí, máy bơm sục và bể lắng.
Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống sử dụng phương pháp bùn hoạt tính này khá thấp, tuy nhiên, chi phí vận hành lại cao, bao gồm chi phí đào tạo nhân viên vận hành vì nếu vận hành không đúng kỹ thuật, hệ thống có thể gây tiếng ồn, mùi hôi và hiện tượng bề mặt bùn nổi lên trên bể lắng.
Xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng cây
Áp dụng phương pháp này cho các trạm y tế và trung tâm y tế mang lại nhiều lợi ích như: tiết kiệm ngân sách ở cả chi phí đầu tư ban đầu, vận hành và bảo dưỡng cho hệ thống cũng không cao, ngoài ra hiệu quả xử lý nước thải cũng khá tốt. Hiện trường thi công và vận hành hệ thống cũng tạo nên nên cảnh quan thiên nhiên đẹp và thân thiện với môi trường xung quanh.
Ánh Dương – Đơn vị xử lý nước thải hàng đầu hiện nay
Ánh Dương chuyên thiết kế hệ thống xử lý nước thải uy tín nhất trên thị trường.
Với một đội ngũ chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải, Ánh Dương Composite cam kết mang tới khách hàng những phương án và giải pháp xử lý nước thải sử dụng công nghệ tiên tiến, với mức giá hợp lý và chi phí vận hành và bảo trì thấp. Đội ngũ trẻ, nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi có thắc mắc. Đặc biệt luôn chịu trách nhiệm đến cùng trong công tác chung tay bảo vệ môi trường cùng doanh nghiệp.
Bài viết đã cung cấp các thông tin xung quanh chủ đề xử lý nước thải y tế. Nếu như các bạn có thắc mắc thì hãy comment xuống bên dưới để đội ngũ chuyên gia của Ánh Dương vào giải đáp.