Xử lý nước thải trong ngành chế biến thủy sản là một quy trình phức tạp và quan trọng để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp này. Cùng Ánh Dương khám phá xem quy trình chi tiết xử lý nước thải chế biến thủy sản từ A đến Z sẽ diễn ra như thế nào nhé!
Đặc trưng của nước thải thủy sản
Nước thải phát sinh từ ngành chế biến thủy hải sản thường có lưu lượng lớn và gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường. Trong nước thải thủy sản có các thành phần gây ô nhiễm như: mùi khó chịu, chất rắn hòa tan, vi khuẩn gây bệnh, dầu mỡ, thức ăn thừa, chất hữu cơ và chất thải từ quá trình sinh trưởng của các loài thủy sản.
Xem thêm: Bồn nuôi thủy sản bằng composite – giải pháp nuôi trồng nâng cao năng suất, đảm bảo vệ sinh
Nước thải từ ngành chế biến thủy sản thường có các chỉ số ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn QCVN 11-2008. Ví dụ:
- Chỉ số COD nằm trong khoảng từ 500 đến 3000 mg/l.
- BOD dao động từ 300 đến 2000 mg/l.
- Nồng độ Nitơ từ 50 đến 200 mg/l.
- Chất rắn lơ lửng ở mức từ 200 đến 1000 mg/l.
- Chất hữu cơ có hàm lượng cao và đa dạng về thành phần.
Tác động của nước thải thủy sản đến môi trường
Chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của ngành này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình chế biến, quy mô sản xuất, loại sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình độ công nghệ sản xuất, và cả trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Trong tất cả những yếu tố này, các khía cạnh kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến việc bảo vệ môi trường của từng doanh nghiệp.
Một số tác động của nước thải thủy sản đến môi trường có thể kể đến như:
- Nước thải chế biến sản xuất chiếm tới 85-90% tổng lượng nước thải của ngành. Nước thải này chủ yếu phát sinh từ các giai đoạn như: rửa nguyên liệu, chế biến, hoàn thiện sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ, thiết bị, và cả nước thải sinh hoạt.
- Chất thải rắn phát trình từ quá trình chế biến như vỏ nghêu, đầu vỏ tôm, da/mai mực, nội tạng của cá và mực,…
- Mùi hôi phát sinh trong quá trình lưu trữ phế thải và từ các khí thải của các máy phát điện dự phòng.
- Nước thải với lưu lượng lớn và nồng độ ô nhiễm cao là nguồn gây ô nhiễm nặng nhất.
Một số công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản
Có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải từ chế biến thủy sản. Sau đây là một số cái tên nổi bật nhất:
- Phương pháp cơ học: Gồm các giai đoạn: Xong chắn rác, lưới lọc rác, kẹo tụ, tạo bông, lắng, tuyển nổi, lọc.
- Phương pháp hóa học: Khử trùng bằng Zone, bằng tia cực tím UV hoặc bằng hóa chất chlorine.
- Phương pháp sinh học: công nghệ vi sinh hiếu khí lơ lửng, công nghệ vi sinh kị khí lơ lửng UASB, công nghệ vi sinh hiếu khí dính bám với giá thể cố định, công nghệ lọc màng sinh học MBR, công nghệ AAO, công nghệ xử lý theo mẻ SBR,…
- Phương pháp xử lý và loại bỏ bùn thải: Gồm bể nén bùn, bể chứa và phân hủy bùn, sân phơi bùn, máy ép bùn và máy ly tâm bùn.
Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản
Sau đây là quy trình xử lý cơ bản:
- Bước 1: Thu gom và tách rác sơ bộ: Nước thải được dẫn về hố thu gom, nơi có song chắn rác để loại bỏ các hạt rắn lớn và các chất rắn thô khỏi nước thải.
- Bước 2: Bể tuyển nổi: Các bong bóng không khí được tạo ra và bám vào các hạt rắn lơ lửng trong nước thải, làm cho chúng nổi lên bề mặt và tạo thành một lớp bùn nổi, dễ dàng loại bỏ khỏi nước thải.
- Bước 3: Bể điều hòa: Thực hiện điều hòa lưu lượng nước thải, khuấy trộn hoặc sục khí liên tục để ngăn ngừa tình trạng lắng cặn dưới đáy bể và hạn chế mùi hôi. Đồng thời cân chỉnh nồng độ pH của nước thải về mức phù hợp.
- Bước 4: Bể xử lý thiếu khí: Nơi thực hiện quá trình khử nitrate-nitrogen thành khí nitơ, N2O hoặc nitrite oxide (NO) trong môi trường thiếu oxy (anoxic).
- Bước 5: Bể xử lý hiếu khí: Các hợp chất hữu cơ trong nước thải được chuyển hóa thành metan và các sản phẩm hữu cơ khác. Bể này hoạt động liên tục 24/24h và được cấp khí oxy từ máy thổi khí.
- Bước 6: Quá trình lắng: Cặn bùn sinh học được tách ra khỏi nước thải thông qua quá trình lắng. Một phần của cặn bùn được bơm tuần hoàn trở về bể aerotank để tái sử dụng. Phần còn lại được dẫn qua bể chứa bùn để tiến hành xử lý.
- Bước 9: Bể khử trùng: Một lượng hóa chất được thêm vào nước thải nhằm tiêu diệt mầm vi khuẩn gây bệnh trước khi nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận.
Ánh Dương chuyên thiết kế lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tiên tiến
Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải, Công ty Ánh Dương tự hào là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản và các lĩnh vực khác. Chúng tôi đã và đang tận dụng kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ trong suốt thập kỷ qua để tư vấn, thiết kế, thi công, và lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn cao và hiệu quả cho khách hàng.
Ánh Dương luôn cung cấp các giải pháp hiệu quả và tiết kiệm cho việc xử lý nước thải, đồng thời đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về môi trường. Hệ thống của chúng tôi được thiết kế và vận hành một cách hiệu quả, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và đồng thời tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực xử lý nước thải, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0944 724 688 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Trong bài viết này, Ánh Dương đã trình bày tổng quan về quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này và cách áp dụng những giải pháp hiện đại để giảm thiểu tác động đến môi trường.