Trang chủ » Sơn chống thấm trong nhà và ngoài trời: khái niệm & ứng dụng

Sơn chống thấm trong nhà và ngoài trời: khái niệm & ứng dụng

Sơn chống thấm là một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả giúp bảo vệ bề mặt khỏi những tác động của thời tiết khắc nghiệt và đảm bảo tính bền vững của công trình theo thời gian. Nhưng để hiểu rõ hơn về lợi ích của loại sơn này, cùng Ánh Dương khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Sơn chống thấm là gì?

Sơn chống thấm là một loại sơn dùng để ngăn chặn tình trạng thấm dột trên bề mặt của các công trình do tác động của các yếu tố môi trường như mưa và nắng.

Loại sơn này là hợp chất hóa học dạng nước, có các liên kết hóa học mạnh mẽ kết hợp với các hợp chất keo, tạo thành một lớp màng sơn vững chắc. Lớp màng sơn này có khả năng bảo vệ hiệu quả cho các bề mặt công trình như tường, sàn, và mái bê tông, giúp ngăn ngừa tình trạng thấm dột. Đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền lâu dài cho công trình.

Xem thêm: Top 5 vật liệu chống thấm được sử dụng nhiều nhất

Sơn dùng để ngăn chặn tình trạng thấm dột trên bề mặt của các công trình
Sơn dùng để ngăn chặn tình trạng thấm dột trên bề mặt của các công trình

Những lợi ích khi sơn chống thấm cho tường, nền, sàn

Sơn chống thấm mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng cho tường, nền, sàn nên được ứng dụng rất phổ biến. Cụ thể là:

  • Dễ dàng thi công, chỉ cần chuẩn bị bề mặt và quét lớp sơn pha theo tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất lên bề mặt. Sau đó đợi khô và quét thêm từ 1 – 2 lớp sơn (tùy sản phẩm) là hoàn thiện.
  • Sơn đa dạng về chủng loại, mỗi loại lại có những công dụng riêng. Thậm chí có loại tích hợp nhiều công dụng trong một sản phẩm giúp tiết kiệm chi phí. Ví dụ, không chỉ trang trí mà còn chống tia UV và hạn chế rong rêu.
  • Có khả năng áp dụng trên nhiều bề mặt và khu vực. Từ nhà vệ sinh, sàn mái, sân thượng, hồ bơi cho đến tường nhà.
  • Đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. Vừa có thể trang trí và làm đẹp cũng vừa có khả năng chống thấm.
Sơn dùng chống thấm cho tường, nền, sàn mang lại nhiều lợi ích
Sơn dùng chống thấm cho tường, nền, sàn mang lại nhiều lợi ích

Phân loại sơn chống thấm

Theo gốc thành phần sơn

  • Sơn gốc xi măng: Gồm hai dạng là một thành phần và hai thành phần. Loại sơn này có khả năng bám dính vượt trội, khả năng chống thấm cực tốt và tuổi thọ cao. Tuy nhiên, khả năng chống chịu rung động của sơn lại kém, vì không có khả năng co giãn.
  • Sơn gốc Silicate dạng thẩm thấu: Có khả năng bám dính tốt, khắc phục mọi vấn đề rò rỉ từ bên trong, độ bền cao và ứng dụng được trong nhiều tình huống chống thấm.
  • Sơn gốc Bitum Polymer: Được chia thành hai dạng là sơn dạng lỏng để quét tạo lớp màng ngăn nước và sơn dạng màng khò. Sơn thi công nhanh, áp dụng hầu hết các bề mặt. Tuy nhiên, độ bền, tuổi thọ và khả năng nối màng thấp hơn các loại sơn khác.
  • Sơn gốc PU-Polyurethane: Là sơn hai thành phần dạng lỏng, chất nhựa có dung môi. Sơn gốc PU có khả năng bám dính tốt, che phủ bề mặt tốt, và có tính đàn hồi cao.
Phân loại sơn dựa theo 2 tiêu chí: Gốc thành phần và vị trí sơn
Phân loại sơn dựa theo 2 tiêu chí: Gốc thành phần và vị trí sơn

Theo vị trí chống thấm

  • Sơn trong nhà: Có khả năng chống kiềm hóa, kháng muối và khả năng chống nước cao cho cấu trúc bên trong công trình.
  • Sơn ngoài trời: Được áp dụng cho ngoại thất ngôi nhà, không chỉ ngăn chặn ẩm xâm nhập, mà còn có thể làm cho bề mặt ngoại thất trở nên thẩm mỹ hơn.

Top thương hiệu sơn chống thấm hàng đầu thị trường 2023

  • Sơn Dulux: Là một trong những thương hiệu sơn trang trí hàng đầu tại thị trường Việt Nam, sơn có khả năng chống thấm vượt trội với các cấu trúc xi-măng và bê tông.
  • Sơn KCC: Là một nhãn hiệu sơn công nghiệp xuất xứ từ Hàn Quốc, chuyên về các sản phẩm như sơn epoxy, sơn chống thấm, sơn chống cháy, sơn sàn công nghiệp, sơn sắt thép và sơn tàu biển.
  • Sơn Jotun: Áp dụng công nghệ hiện đại với công thức chống thấm tiên tiến, sơn Jotun hiệu quả trong việc ngăn chặn sự thấm nước, nấm mốc và màng sơn.
  • Sơn Nippon: Là một sản phẩm sơn pha xi măng gốc nước, có hiệu quả đặc biệt trong việc chống thấm cho các khu vực ngoài trời.
  • Chất chống thấm KOVA: Là dòng chống thấm Việt Nam, có thể sử dụng cả trên cả bề mặt tường đứng và sàn ngang. Có khả năng chống tia UV mạnh mẽ, chịu được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và chống ngấm nước tốt.
thương hiệu chống thấm hàng đầu
Top thương hiệu chống thấm hàng đầu thị trường 2023

Quy trình thi công sơn chống thấm

Trong quá trình thi công chống thấm cho công trình, cần phải chuẩn bị và thực hiện thi công một cách cẩn thận để chống thấm đạt hiệu quả cao nhất.

Tiến hành chuẩn bị thi công

  • Bước 1: Vệ sinh tường sạch sẽ: Đảm bảo bề mặt tường được làm sạch, khô ráo và ổn định để quá trình chống thấm đạt được hiệu quả tối đa.
  • Bước 2: Khắc phục các vết nứt, lỗ và khuyết điểm trên bề mặt tường: Sử dụng bột trám tường để bít kín những khuyết điểm này. Việc này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho bề mặt tường mà còn giúp tiết kiệm sơn và làm cho quá trình chống thấm diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Quy trình thi công chống thấm
Quy trình thi công chống thấm

Quy trình thực hiện chống thấm

  • Bước 1: Sơn một lớp trên bề mặt tường cần chống thấm.
  • Bước 2: Để bề mặt tường khô hoàn toàn trong vòng 4 tiếng.
  • Bước 3: Sơn thêm một lớp sơn thứ hai cho bề mặt tường là hoàn thiện.

Dù là trong nhà hay ngoài trời, sơn chống thấm đều có khả năng chống thấm vượt trội cho các công trình. Hy vọng qua bài viết của Ánh Dương Composite, bạn đã hiểu thêm về sản phẩm và tối ưu được ứng dụng của nó trong đời sống.

Bài viết liên quan

Nước sạch là gì? Làm thế nào để có nước sạch?

Nước sạch là gì? Làm thế nào để có nước sạch? Đây là tổng hợp những thắc mắc mà nhiều…

Tìm hiểu về quy trình xử lý nước đô thị

Một trong những loại nước có thành phần phức tạp cần được làm sạch trước khi xả ra môi trường…

Công nghệ xử lý nước cơ học và hóa lý phổ biến hiện nay

Thực tế, tùy theo mục đích sử dụng khác nhau như nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất mà các…