Nước thải y tế có đặc thù khác biệt so với nước thải các loại khác. Hãy cùng Ánh Dương tìm hiểu khái niệm, nguồn gốc phát sinh, tác động của nước thải y tế đối với cuộc sống tiêu chuẩn của nước thải y tế theo BTN&MT mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nước thải y tế là gì? Nguồn gốc phát sinh?
Nước thải y tế bắt nguồn từ các hoạt động như làm sạch vết thương, vệ sinh dụng cụ y tế, phẫu thuật, chất thải từ phòng xét nghiệm, bệnh phẩm của bệnh nhân.
Vì tính đặc thù của bệnh viện thường có nhiều bệnh nhân mắc các loại bệnh khác nhau, trong đó có nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua nước, nước thải cũng chứa nhiều vi khuẩn và vi trùng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Do đó các bệnh viện nên có hệ thống xử lý nước thải y tế chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn.
Các thành phần hoá học có trong nước thải y tế
Nước thải y tế chứa các hợp chất hóa học cực kỳ nguy hiểm cho môi trường đặc biệt là BOD, COD, TSS, Sunfua, Armoni, Nitrat, phosphat và các chất khác. Cụ thể gồm:
- Các hợp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng.
- Các chất rắn lơ lửng có mặt trong nước thải (SS).
- Vi khuẩn, vi trùng gây bệnh như Salmonella, liên cầu, tụ cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, cũng như các loại ký sinh trùng.
- Các mẫu bệnh phẩm sinh học khác như mủ, máu, đờm, dịch và phân của người bệnh.
- Các loại hóa chất độc hại khác có trong cơ thể bệnh nhân và chất thải từ quá trình điều trị bệnh, thậm chí có thể bao gồm cả chất phóng xạ.
Tác động của nước thải y tế đối với cuộc sống
Như đã đề cập ở phần trước, nước thải y tế là một dạng nước thải đặc biệt, chứa nhiều chất tạp có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người nếu không được xử lý đúng cách.
Tác hại đối với sức khỏe
Các bệnh có khả năng lây truyền qua đường nước thải bao gồm tụ cầu vàng, virus bại liệt, trực khuẩn mủ xanh và tả lị.
Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, bệnh dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành. Vì vậy, việc xử lý nước thải từ các hoạt động chăm sóc và điều trị bệnh của những người mắc Covid-19 là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng xung quanh.
Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm trong thời gian dài có nguy cơ khiến con người mắc các bệnh mãn tính như tiêu chảy, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh thận, thậm chí là ung thư và tử vong.
Nước thải từ bệnh viện và phòng khám không chỉ chứa mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân mà còn gây lãng phí kinh tế và tài nguyên trong quá trình điều trị bệnh.
Tác hại đối với môi trường
Do chứa một lượng lớn các tạp chất, nước thải sẽ gây trở ngại cho quá trình quang hợp, hô hấp và gây hủy hoại môi trường sống của các sinh vật thủy sinh và cây trồng dưới nước. Điều này khiến các sinh vật như tôm, cá, châm phát triển, ngạt thở hay thậm chí gây chết hàng loạt. Điều này ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm của người dân sống ven biển.
Trong thời gian dài, loại nước thải này còn gây ảnh hưởng đến môi trường đất trong khu vực xung quanh, thay đổi tính chất tự nhiên của đất, không thể cải tạo, giảm năng suất cây trồng.
Đồng thời, gia súc và gia cầm trong các gia đình có thể mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nếu tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.
Giới thiệu tiêu chuẩn của nước thải y tế
Các tiêu chuẩn về nước thải y tế được bộ tài nguyên và môi trường ban hành trong tài liệu quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT. Các tiêu chuẩn bao gồm:
- pH: Nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp đều là dấu hiệu của ô nhiễm môi trường.
- BOD: Đây là nồng độ oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa sinh học bởi các vi sinh vật (vi khuẩn).
- COD: Đây là nồng độ oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học, sử dụng các chất hóa học để xử lý nước thải.
- TSS: Đây là nồng độ các chất lơ lửng có trong nước. Mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tăng lên khi nồng độ TSS càng cao.
- Nồng độ các hợp chất độc hại như amoni, photpho, nitrat, sunfua.
- Nồng độ các ion âm hòa tan trong nước như Clorua, Nitrat, Sunfat, Bromua.
- Mầm bệnh, vi khuẩn, virus như coliform, E.coli và các loại vi khuẩn gây bệnh khác. Việc đo lường số liệu này cần được thực hiện một cách cụ thể để đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Đơn vị xử lý nước thải uy tín nhất hiện nay
Ánh Dương chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải và thiết kế, sản xuất, lắp đặt các sản phẩm bồn FRP xử lý nước thải phục vụ cho các bệnh viện và trung tâm y tế. Các loại bồn chứa đều được thiết kế tối ưu theo mọi hình dáng, kích thước tùy theo yêu cầu công nghệ sử dụng.
Những ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải tại Ánh Dương:
- Xử lý hiệu quả đa dạng các nguồn thải như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải tập trung, và nước thải tại nguồn.
- Áp dụng những công nghệ hiện đại trên thị trường.
- Lắp đặt nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
- Hệ thống dễ dàng vận hành, đem lại hiệu suất cao trong quá trình hoạt động.
- Cam kết đạt được chất lượng nước thải đầu ra theo tiêu chuẩn được quy định bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bài viết đã giải đáp các vấn đề xung quanh về nước thải y tế. Mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về những nguy hại mà nước thải y tế có thể đem lại. Nếu như các bạn đang tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải y tế thì có thể tham khảo ngay dịch vụ của Ánh Dương Composite.