Bụi công nghiệp là tác nhân gây hại rất lớn đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu tình trạng này, đã có nhiều phương pháp xử lý bụi ra đời. Cùng Ánh Dương khám phá các cách giảm lượng bụi trong không khí phổ biến nhất hiện nay nhé!
Bụi công nghiệp là gì?
Bụi công nghiệp là các hạt bụi có kích thước lớn nhỏ khác nhau tồn tại trong không khí trong quá trình sản xuất và hoạt động công nghiệp. Chúng có đường kính từ chỉ từ vài nanomet cho đến vài chục micromet.
Những hạt nhỏ này có thể bay lơ lửng trong không khí trong thời gian dài và có thể dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp của con người. Nếu không được kiểm soát và xử lý đúng cách, bụi công nghiệp có thể gây ra ô nhiễm không khí và gây hại đến sức khỏe của con người và làm ô nhiễm môi trường.
Bụi công nghiệp được phát thải từ đâu?
Thực tế, khí thải công nghiệp phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như các nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp, khu chế xuất,… trong các ngành công nghiệp như xây dựng, chế biến kim loại, sản xuất hóa chất, gỗ, nhựa, điện tử, và nhiều ngành công nghiệp khác.
Một ví dụ điển hình là các công trình xây dựng như xây dựng đường, cầu, tòa nhà, và các công trình xây dựng khác thường tạo ra lượng lớn bụi công nghiệp do việc đào, đục, phá bỏ, và xây dựng.
Ngoài ra, các hoạt động sản xuất và chế biến trong các ngành công nghiệp như công nghiệp hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến kim loại, công nghiệp gỗ, và chế biến khoáng sản cũng có thể tạo ra lượng lớn khí thải.
Phân loại bụi công nghiệp
Có thể phân loại bụi công nghiệp dựa trên hai tiêu chí chính là nguồn gốc và kích thước:
Các loại bụi theo nguồn gốc:
- Bụi từ gỗ: mạt gỗ hay còn gọi là mạt bụi.
- Bụi kim loại: gang, thép, gỉ sắt, đồng,…
- Bụi từ động vật: lông.
- Bụi từ thực vật.
- Bụi từ các loại hóa chất: vôi, bột hóa chất,…
Các loại bụi theo kích thước:
- Bụi nano: Có đường kính nhỏ hơn 0.1 micromet (μm). Thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường và có thể bay lơ lửng trong không khí trong thời gian dài.
- Bụi mịn PM2.5: Có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet (μm). Bụi này có khả năng xâm nhập vào phổi và gây hại đến sức khỏe con người.
- Bụi mịn PM10: Có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet (μm). Bụi này lớn hơn PM2.5 và có thể gây khó chịu khi hít vào đường hô hấp.
- Bụi lắng: Là các hạt bụi có kích thước lớn hơn 10 micromet (μm), chúng có thể nhìn thấy bằng mắt thường và thường là các hạt từ đất, cát, và các chất tạp chất khác.
Tình trạng phát thải bụi tại Việt Nam hiện nay
Tình trạng ô nhiễm không khí tại nước ta đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, hàng năm có tới 7 triệu ca tử vong sớm do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm nặng. Trong các loại bụi, bụi mịn PM2.5 chính là tác nhân nguy hiểm nhất với khả năng xâm nhập sâu vào cơ thể con người.
Theo ước tính của Iqair, cứ trong 10 người thì có tới 9 người đang hít thở bầu không khí có chứa bụi mịn PM2.5 với nồng độ vượt quá 10 µg/m3. Tình trạng này hiện diễn ra ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, khi mà lượng bụi mịn PM2.5 vượt quá mức cho phép theo QCVN 05:2021/BTNMT.
Vấn đề ô nhiễm không khí đang ở mức nguy hiểm và có tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh có mật độ dân số đông, nhiều hoạt động sản xuất diễn ra hàng ngày. Do đó, vấn đề xử lý khí thải ngày càng trở nên cấp thiết và cần sự chung tay của các doanh nghiệp để cải thiện tình hình.
Xem thêm: Thiết kế lắp đặt hệ thống xử lý khí thải uy tín nhất Việt Nam
Bụi công nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
Khí thải công nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người do chứa nhiều hạt bụi nhỏ và các chất độc hại có thể xâm nhập sâu vào cơ thể. Chúng dễ gây nên các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi, xoang, viêm họng hay thậm chí là viêm phổi. Bên cạnh đó, một số chất độc hại trong bụi công nghiệp có thể gây ung thư hay gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh khi tiếp xúc trong thời gian dài.
Top 4 phương pháp xử lý bụi công nghiệp phổ biến nhất
Để xử lý bụi công nghiệp một cách hiệu quả, việc áp dụng các phương pháp xử lý là hoàn toàn cần thiết. Trong đó có 4 phương pháp phổ biến nhất là:
- Phương pháp lọc ướt (phương pháp hấp thụ)
Phương pháp xử lý bụi bằng lọc ướt dựa trên nguyên tắc đưa luồng khí chứa bụi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng. Trong quá trình này, bụi sẽ bị chất lỏng giữ lại và tách ra khỏi dòng khí dưới dạng bùn.
- Phương pháp lọc tĩnh điện
Hệ thống lọc bụi tĩnh điện được sử dụng để loại bỏ các hạt bụi vô cùng nhỏ (kích thước từ 0.01 đến 10 µm). Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý ion hóa và tách bụi ra khỏi không khí khi chúng đi qua vùng có điện trường lớn.
- Phương pháp lọc bằng cyclone
Hệ thống lọc bụi bằng cyclone là một thiết bị hút bụi công nghiệp sử dụng lực ly tâm để làm sạch bụi. Trong hệ thống này, dòng không khí chứa bụi được hướng vào cyclone theo phương tiếp tuyến ở phần trên của thiết bị và sau đó xoáy xuống dần khi gặp phần ống hình phễu. Lực ly tâm trong thiết bị giúp tách bụi ra khỏi không khí, đẩy bụi xuống dưới cùng và thu gom vào ngăn chứa riêng biệt để tiến hành xử lý.
- Hệ thống túi lọc bụi
Hệ thống xử lý bụi bằng túi lọc bụi được thiết kế với các túi lọc bụi được đặt trong buồng kín. Hệ thống đường ống hút được phân bố đến từng khu vực có khả năng sản sinh bụi. Và được sử dụng khi lượng bụi sinh ra lớn, nhằm thu thập và gom bụi vào một điểm tập trung.
Bằng việc cùng Ánh Dương hành động và thực hiện các biện pháp giảm bụi công nghiệp, chúng ta sẽ góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng một không gian sống xanh – sạch – đẹp cho chúng ta cũng như thế hệ tương lai. Mọi thắc mắc về các giải pháp xử lý bụi, xử lý khí thải xin vui lòng liên hệ vào hotline 0944 724 688 để được tư vấn!